XtGem Forum catalog
Mobile wap creator

http://thanlong.wap.sh

 
Bạn đang truy cập http://thanlong.wap.sh hãy lưu lại địa chỉ này để lần sau vào nha!
[Trang Chu]
thanlong.wap.sh
I. Khái Niệm
Khác với người phương Tây với thói quen phân tích sự việc để quy định thành từng bộ môn sinh hoạt rõ rệt, người phương Đông thuờng áp dụng óc tổng hợp vào mọi ngành sinh hoạt xã hội, và quan niệm rằng cái "hồn" của sự vật là tâm điểm đồng qui của mọi sự việc và vật thể.


Quan niệm "Thiên Địa vạn vật nhất thể" của Nho giáo và quan niệm "Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật" của Lão giáo chính là nguồn gốc của mọi ngành sinh hoạt xã hội, đuợc biểu hiện bằng Dịch học.

Áp dụng vào thực tế đời sống, chúng ta thấy ngay sự cách biệt giữa một "sự việc không hồn" và một "sự việc có hồn" trong nếp sống của người Việt. Uống trà là một nhu cầu thông thường, nhưng biết cách thưởng thức trà và những ý nghĩa thanh cao của việc uống trà kết bạn, là trà đạo.

Uống rượu là một thú vui, nhưng biết cách uống rượu với những nghi tắc đặc biệt và một quan niệm cao khiết về nhân tâm thế đạo, giúp tiến, hiến ích, phục vụ con người là tửu đạo. Thưởng hoa là một thú vui thông thường trong đời sống, nhưng biết cách thưởng ngoạn là nghệ thuật thưởng hoa, và nâng cao hơn nữa, là hoa đạo.

Võ học xuất phát từ phương Đông cũng đi theo định lệ ấy, theo tiến trình chung. Mới đầu, chỉ là biểu hiện sức mạnh và tài khéo của cơ thể để tấn công hay tự vệ, được chuyên môn hóa và gọi là võ nghệ. Kế đó là những phát kiến mới về luật thăng bằng và luật quân bình của cơ thể và thân chất, tùy trường hợp mà hình thành các môn phái võ thuật. Sau cùng, quy định những luật tắc rõ rệt về triết lý và đức lý thành võ đạo, để học võ trở thành một ngành học nhân bản phục vụ và hướng thiện hữu hiệu cho xã hội, dân tộc và nhân loại.

Tiến trình của võ học do đó, đi từ "nghệ" tới "thuật" và đi từ "thuật" tới "đạo", tức đi từ những biện pháp, cách thức và kỹ thuật dùng sức mạnh sang triết lý và đức lý dùng sức mạnh, sao cho chính đáng, bên vực lẽ phải, chính nghĩa, bảo vệ quyền sống của con người và góp phần xây dựng xã hội - thay vì những ý đồ ngược lại, làm băng hoại con người và xã hội.

Triết lý về võ học khởi từ ý thức đó, đã nâng cao võ học lên địa vị một ngành học nhân bản và thực dụng ngay trong mọi môi trường hoạt động thiết yếu của con người.

II. Triết lý võ đạo trong triết hệ phương Đông

Chúng ta đều biết võ đạo khởi từ một môn thể thao thực dụng. Môn võ đạo đầu tiên đuợc coi là một ngành thể thao thực dụng với nhân loại, có những triết lý và đức lý được hệ thống hóa và phản ảnh tinh thần Bà La-Môn là Yoga.

Trước hết, Yoga, gốc từ tiếng Phạn, có nghĩa là kết hợp: kết hợp con người với vu trụ, kết hợp cái hữu hình với cái vô hình, kết hợp cái hữu hạn với cái vô hạn.

Về đại cương, chúng ta thấy Yoga không những có tác dụng điều dưỡng thân thể, kinh mạch cho máu huyết lưu thông, tinh thần sảng khoái, sức khỏe dồi dào, mà còn là một môn tu tâm, để tâm hồn luôn luôn hướng thiện, trau giồi đạo đức, thoát khỏi vòng đau khổ trầm luân. Với nguyên lý căn bản "di tinh chế động", Yoga gồm có 4 ngành chính:

Karma Yoga tức Nhân quả kết hợp hoặc Kiết già phu toạ.

Hatha Yoga tức Nhật Nguyệt kết hợp hoặc Âm Dương kết hợp.

Jnana Yoga tức Tâm Tư kết hợp (dùng triết hợp, suy tư để tìm chân lý).

Raja Yoga tức Vương Giả kết hợp.

Từ gốc Yoga Ấn Độ, hòa thượng Đạt Ma Thiền sư đã du nhập vào Trung Quốc, thái dụng với võ thuật cổ truyền Trung Quốc mà lập ra môn phái Thiếu Lâm, chủ yếu lấy tĩnh chế động, lấy đức chế bạo. Dù sao, triết lý căn bản của môn phái này cũng biểu hiện rõ rệt triết lý và đức lý Phật Giáo. Tới Trương Tam Phong, một đạo sĩ ngoại đồ của Thiếu Lâm Tự, ông đã tách rời ra và phát huy một môn võ học riêng biệt nổi tiếng một thời là môn Võ Đang. Tuy là ngoại đồ Thiếu Lâm, nhưng vị sáng tổ Võ Đang có một quan niệm võ học khác hẳn: ông lấy triết lý căn bản võ học của môn phái mình trên tinh thần Khổng-Lão truyền thống của Trung Quốc để sáng tạo ra những nguyên lý võ học thuần nhu mới, lấy tinh túy từ dịch học: Thái Cực (đầu) sinh lưỡng nghi (hai mắt), lưỡng nghi sinh tứ tượng (tay chân), tứ tượng sinh bát quái (8 đoạn xương chân tay) v.v...

Phải chờ đến năm 1659, nhà sư Thiếu Lâm có tục danh Trần Nguyên Tán lưu vong qua Nhật sau khi bị Triều đình Mãn Thanh ruồng đuổi, môn võ cổ truyền Atéwaza Nhật Bản mới đuợc thái dụng với võ Thiếu Lâm hình thành Nhu Thuật vào năm 1627, bởi danh y Sirobei Akiyama. Vốn là người thấm nhuần tư tưởng Phật Giáo và Thần Giáo truyền thống của Nhật Bản, danh y Sirobei Akiyama mới phát kiến ra một triết lý mới về võ học nhân một trận bão tuyết làm các cây lớn đều đổ, ngoại trừ những cây lau sậy bé nhỏ biết uốn mình theo chiều gió. Luật thăng bằng đã lóe sáng trong tâm tưởng ông một ý niệm nghịch đảo: cây sậy còn vì nó yếu. Tại sao không áp dụng một triết lý mới về võ học: lấy yếu chống mạnh, lấy mềm chống cứng? Nhu Thuật đuợc khai sinh từ đó, và tới năm 1889 mới đuợc bác sĩ Jijoro Kano (1860-1938) biến chế, lược bỏ những thế võ độc hại và vận dụng tư tưởng Nhật Võ Đạo (Bushido) vào việc huấn võ mà hình thành, phát triển Nhu Đạo (Judo).

Cũng phát xuất từ quan niệm "Thiên Địa vạn vật nhất thể" của Triết học phương Đông, một môn phái khác đuợc tách ra, với tinh lý võ học nghịch đảo hẳn: lấy cứng chống mềm, lấy dài chống ngắn. Đó chính là môn phái Túc Quyền Đạo Đại Hàn (Taekwondo), xuất phát từ hoàn cảnh lịch sử đặc biệt của Đại Hàn trong thời Nhật thuộc: bị cấm học võ dân tộc, không đuợc dùng dao hay những đồ cứng, nhọn, theo luật lệ của kẻ thống trị đương thời, mỗi đuờng phố, mỗi thôn xóm Hàn Quốc chỉ đuợc xài chung một con dao phay có xích buộc chặt vào thớt, để tránh những trường hợp nổi loạn "có võ khí" chống lại người Nhật thống trị. Hậu quả thật trái ngược: người Đại Hàn tuy không có võ khí để băm chặt, nhưng đã khổ luyện đôi tay thành cứng rắn để có thể thay thế dao kiếm trong một số hoàn cảnh đặc biệt, và triệt để xử dụng ưu thế về thân chất của mình là chân dài, trong mọi cuộc giao đấu.

Nhìn chung, các triết lý về võ đạo phương Đông tuy bên ngoài tưởng như có vẻ xung khắc nhau, nhưng thực ra là luôn luôn bổ sung, hỗ trợ cho nhau, làm kho tàng võ học nhân loại ngày càng phong phú. Tất cả, không khác hai thành tố âm dương, tức cứng mềm, sáng tối, phải trái, ngắn dài, động tĩnh đun đẩy nhau trong một hợp thể duy nhất, một kết hợp thể duy nhất là đạo, hay thái cực. Cố võ sư Nguyễn Lộc của môn phái Vovinam Việt Võ Đạo đã phát hiện ra giá trị đặc biệt này sau một thời gian khổ công nghiên cứu các tinh hoa võ thuật của nhân loại và các ngành võ, vật cổ truyền dân tộc. Ông thừa nhận rằng từ võ đạo, cơ thể con người không thể thuần cương hay thuần nhu, hoặc chỉ chuyên chú vào tinh thể, tinh chất của lẽ đạo. Cần phải phát huy và phối triển lại. Cần phải có một hợp thể, một kết hợp thể mới, đầy đủ hơn. Nguyên lý võ học "Cương nhu phối triển" đuợc hình thành và chính thức ra mắt vào năm 1938 tại Hà Nội với danh xưng Vovinam Việt Võ Đạo.

Cùng với nguyên lý Cương nhu phối triển, triết lý và đức lý của Vovinam-Việt Võ Đạo cũng ảnh hưởng theo khi chấp nhận các định lý tam nguyên, tam tạo, thường dịch và miên sinh trong vu trụ quan Việt Võ Đạo.

III. Triết lý Việt võ đạo trong sinh hoạt xã hội và nhân bản

Việt Võ Đạo chấp nhận nguyên lý "Cương Nhu Phối Triển" tức công nhận rằng, trong sự sống có 2 thành tố cương nhu biểu trưng cho 2 trạng thái nghịch đối trong đời sống, nhưng cũng đồng thời chủ trương rằng, cần phải phối triển chúng để chúng trở thành hữu dụng. Chúng ta có thể so sánh trường hợp này với sự lượng giá về một đồng tiền hai mặt: nếu chúng ta chỉ chú trọng và nhận xét phiến diện về một mặt của đồng tiền, chúng ta sẽ quên mất mặt kia. Chú trọng cả tới hai mặt của đồng tiền cung không phải là sự lượng giá hoàn hảo đầy đủ, vì ngoài giá trị đó còn những giá trị khác về hình khối, phẩm chất, trọng lượng... kết hợp lại, tạo thành đồng tiền.

Chính cái gọi là "đồng tiền" mới là từ ngữ quán hợp, điều hợp cả hai thành tố phải trái và những yếu tố phụ thuộc khác đã tạo ra nó, cũng như chính đạo thể đã tạo ra âm tố và dương tố, và con người là một công trình kết hợp kỳ diệu của tâm và thân, hoặc võ đạo là sự phối triển của cương và nhu. Đạo thể, con người, võ đạo đã tạo ra và tác thành những thành phần âm dương, tâm thân, cương nhu, tựu trung cũng chỉ là một cách diễn tả có giá trị tương đối, vì chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều từ ngữ hay ví dụ tương tự khác có ý nghĩa tương đương. Quy luật "Thiên Địa Vạn Vật Nhất Thể" của Đông Phuong lại một lần nữa đuợc vận dụng vào triết lý Việt Võ Đạo trong sinh hoạt xã hội và nhân bản. Chính sự vận dụng này đã là một công trình suy tư cho Cố Võ sư Nguyễn Lộc trong bối cảnh lịch sử vong quốc vào những năm 30, khi ông chủ xướng chủ thuyết "Cách Mạng Tâm Thân" giữa lúc các chủ trương cách mạng chính trị với mục đích chống Pháp giành độc lập, đã lôi cuốn rất nhiều quần chúng yêu nước đuong thời với đủ các thành phần trong xã hội khác nhau gia nhập.

Các phong trào cách mạng chính trị đương thời đều đã thu hút một số quần chúng đông đảo nhưng thiếu huấn luyện, và có thể chất suy nhược vừa vì mức sống quá thấp, vừa vì những chủ trương ngu dân đầu độc thanh niên đuong thời bằng rượu ty, thuốc phiện, chính sách văn hóa lãng mạng (hiểu theo nghĩa xấu là trụy lạc). Đương thời chỉ có Nguyễn Lộc là có chủ trương khác hẳn với các nhà cách mạng tiền bối hữu công: ông chủ trương rằng, muốn đánh Pháp đòi độc lập, trước hết phải "Cách Mạng Tâm Thân", cách mạng từ tâm hồn tới thân chất, mới có thể có một lực lượng quần chúng hùng mạnh và quyết tâm khi đảm đương sứ mạng cao cả của dân tộc.

Từ chủ thuyết "Cách Mạng Tâm Thân", môn phái Vovinam-Việt Võ Đạo đương thời chủ xướng các sứ vụ phải thực hiện:

Phục hưng hào khí dân tộc (để giáo dục thanh niên từ tâm hồn, ý thức).

Công nhận người là nguyên tố của sống, phải tập trung khả năng trong việc đào tạp "người", tức thế hệ tương lai sắp đảm đương trọng trách trước lịch sử, đầy đủ cả về "Tâm" và "Thân". Tranh thủ độc lập, công bằng xã hội và tình nhân ái. Vận dụng võ học vào mọi sứ vụ phục vụ dân tộc và nhân loại trên căn bản "Cương Nhu Phối Triển".

Từ võ thuật, hình thành một nền võ đạo Việt Nam. Toàn bộ chủ thuyết trên, chỉ có thể gọi tắt là triết lý Việt Võ Đạo, đã đuợc áp dụng tuần tự một cách có hệ thống trong mọi ngành sinh hoạt xã hội và nhân bản phát triển từ năm 1945 tới nay, đóng góp một nguồn nhân lực lớn lao trên mọi lãnh vực sinh hoạt xã hội trong mọi cảnh huống và tình huống lịch sử.

IV. Kết luận

Triết lý võ đạo tự nó không phải là một động lực kinh tế. Nhưng triết lý võ đạo đã đương nhiên trở thành một sức mạnh kỳ diệu của một dân tộc, và còn phát triển mạnh vào cộng đồng nhân loại. Trong những năm 1940, chúng ta đã được kiếm kiến về hào khí của tinh thần Nhật Võ Đạo trong mọi sứ vụ phục vụ quốc gia của họ. Trong những năm 1950, chúng ta càng ngạc nhiên khi thấy một quốc gia chiến bại và suy sụp như Nhật Bản, đã sớm phục hồi và phát triển với nhiều triển vọng lớn lao, cũng nhờ tinh thần Nhật Võ Đạo (Bushido) của họ, và đồng thời còn đuợc chứng kiến thêm tinh thần cũng như khả năng phục hồi và phát triển của Đại Hàn trước và sau cuộc nội chiến Nam Bắc.

Chắc chắn trong tương lai, võ đạo Việt Nam không những đem lại cho chúng ta những giá trị triết lý về sự sống hào hùng, cao cả mà còn đem lại những giá trị đức lý đặc biệt trong việc phổ cập ý thức công dân và tinh thần nhân bản trong mọi ngành sinh hoạt xã hội.


vuviet

TOP-RATING
GIAI TRI VIET
WELL COME
THAN LONG BANG
(\_/) (\_/) I...
(^_^)♥(^_^) Love
(") (") (") (") You


AmEngLishAjmVietnamese
Hãy sử dụng :Opera mini
để lướt web nhanh hơn
Thư Viện Thần Long
Liên kết Mạng :


GUESTBOOK||Liên Kết Wap||Bình chọn cho Wap||BBC Việt Nam||Tỉ giá chứng khoán||Test IQ
TIN TUC CAP NHAT
↑ lên ↑


U-ON
SEO : Bạn đến từ :
© Copyright Mr Ken