pacman, rainbows, and roller s
Mobile wap creator

http://thanlong.wap.sh

 
Bạn đang truy cập http://thanlong.wap.sh hãy lưu lại địa chỉ này để lần sau vào nha!
TRANG CHU
THANLONG.WAP.SH
Lời thề của Pesilat

1. PESILAT LÀ MỘT VÕ SỸ TRUNG THỰC VÀ CAO THƯỢNG

2. PESILAT LÀ NGƯỜI LUÔN TÔN TRỌNG BẠN BÈ, YÊU QUÝ TÌNH BẠN VÀ HOÀ BÌNH

3. PESILAT LÀ NGƯỜI LUÔN SUY NGHĨ VÀ HÀNH ĐỘNG TÍCH CỰC, SÁNG TẠO VÀ CHỦ ĐỘNG

4. PESILAT LÀ MỘT HIỆP SỸ LUÔN ỦNG HỘ SỰ THẬT, SỰ CÔNG BẰNG VÀ LUÔN SẴN SÀNG ĐỐI MẶT VỚI BẤT KỲ THỬ THÁCH NÀO

5. PESILAT LÀ MỘT HIỆP SỸ LUÔN CHỊU TRÁCH NHIỆM CHO LỜI NÓI VÀ HÀNH ĐỘNG CỦA MÌNH

Lời thề của Trọng tài Liên đoàn Pencak Silat Quốc tế

TÔI, MỘT TRỌNG TÀI CỦA LIÊN ĐOÀN PENCAK SILAT QUỐC TẾ XIN THỀ:

1. TÔI LUÔN NHẬN THỨC RẰNG ĐƯỢC GIAO PHÓ CƯƠNG VỊ TRỌNG TÀI LIÊN ĐOÀN PENCAK SILAT QUỐC TẾ ĐỐI VỚI TÔI LÀ VINH DỰ VÀ LÀ TRỌNG TRÁCH

2. TÔI, VỚI TẤT CẢ LÒNG TỰ TRỌNG CÁ NHÂN, LUÔN GÌN GIỮ VINH DỰ VÀ TRỌNG TRÁCH MÀ TÔI ĐÃ ĐÓN NHẬN.

3. TÔI, VỚI TRÁCH NHIỆM CAO NHẤT, SẼ CHẤP HÀNH CÁC QUY ĐỊNH VÀ LUẬT CỦA LIÊN ĐOÀN PENCAK SILAT QUỐC TẾ

4. TÔI, VÌ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA PENCAK SILAT, SẼ ĐIỀU KHIỂN CÁC TRẬN ĐẤU PENCAK SILAT MỘT CÁCH CÔNG BẰNG, TRUNG THỰC.

5. TÔI LUÔN GÌN GIỮ CÁC LỜI THỀ CỦA TRỌNG TÀI LIÊN ĐOÀN PENCAK SILAT QUỐC TẾ VÀ NẾU TÔI VI PHẠM CÁC LỜI THỀ NÀY, TÔI XIN SẴN SÀNG CHỊU MỌI SỰ TRỪNG PHẠT Ở BẤT KỲ CẤP ĐỘ NÀO.

Lời hứa của Trọng tài Pencak Silat

CHÚNG TÔI, CÁC TRỌNG TÀI PENCAK SILAT QUỐC TẾ XIN HỨA:

1. THỰC HIỆN NHIỆM VỤ ĐƯỢC GIAO PHÙ HỢP VỚI LUẬT THI ĐẤU PENCAK SILAT QUỐC TẾ

2. ĐIỀU KHIỂN TRẬN ĐẤU TRUNG THỰC, CÔNG BẰNG VÀ CÓ TRÁCH NHIỆM

3. GÌN GIỮ VÀ BẢO VỆ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA PENCAK SILAT QUA NHỮNG VIỆC LÀM ĐÚNG ĐẮN VÀ PHONG CÁCH CHUẨN MỰC

==========================================================================

LUẬT THI ĐẤU PENCAK SILAT QUỐC TẾ

PHẦN MỞ ĐẦU

Các giải thi đấu Pencak Silat quốc tế phải được tiến hành dựa trên những nguyên tắc về tình hữu nghị và sự cao thượng thông qua việc thể hiện nghệ thuật tự vệ, thi đấu và tinh thần thể thao của Pencak Silat cũng như sự tuân thủ và tôn trọng các lời thề của Pencak Sialt.

Các giải thi đấu Pencak Silat quốc tế phải được tiến hành theo đúng các Điều luật đã được ban hành và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định kỹ thuật của từng giải đấu.

Các nội dung thi đấu Pencak Silat bao gồm:

I. Nội dung thi đấu đối kháng (Tanding)

II. Nội dung thi đấu biểu diễn bài quy định cá nhân (Tunggal)

III. Nội dung thi đấu biểu diễn bài đối luyện tự chọn (Ganda)

IV. Nội dung thi đấu biểu diễn bài quy định tập thể (Regu)

Chương I

LUẬT THI ĐẤU

Điều 1. Định nghĩa các nội dung thi đấu

1.1. Thi đấu đối kháng (Tanding) Thi đấu đối kháng (Tanding) là hình thức thi đấi mặt đối mặt giữa hai Pesilat của hai đội khác nhau thông qua việc sử dụng các kỹ thuật tránh né, gạt đỡ, các đòn tay, các đòn chân, đòn đánh ngã.

Trước tiên hai Pesilat phải thực hiện bộ pháp di chuyển, các thế tấn của Pencak Sialt rồi sau đó mới sử dụng các kỹ thuật tấn công, phòng thủ, chiến thuật, sức mạnh và tinh thần thi đấu cao thượng, thân ái để ghi được điểm số tối đa.

1.2. Thi đấu biểu diễn bài quy định cá nhân (Tunggal)

Thi đấu và biểu diễn bài quy định cá nhân (Tunggal) là hình thức thi đấu biểu diễn mà một Pesilat thể hiện kỹ năng của mình thông qua việc thể hiện một cách chính xác, mạnh mẽ và có mức độ biểu cảm cao bài quyền cá nhân do Liên đoàn Pencak Sial Quốc tế quy định. Bài quyền gồm có hai phần: Tay không và binh khí (dao và côn)

1.3. Thi đấu biểu diễn bài đối luyện tự chọn (Ganda)

Thi đấu biểu diễn bài đối luyện tự chọn (Ganda) là hình thức thi đấu bài đối luyện tự chọn của hai Pesilat trong cùng một đội thông qua sự thể hiện một cách phong phú về kỹ thuật tự vệ và tấn công của Pencak Silat. Các đòn thế sử dụng trong bài biểu diễn phải được hai Pesilat quy định trước và phải bảo đảm tính hiệu quả, tính thẩm mỹ cao đồng thời thể hiện được sức mạnh trong từng tổ hợp đòn thế và nhịp điệu của động tác. Bài biểu diễn đối luyện tự chọn cũng gồm có hai phần là kỹ thuật đối luyện tay không và binh khí (dao và côn).

1.4. Thi đấu biểu diễn bài quy định tập thể (Regu)

Thi đấu biểu diễn bài quy định tập thể (Regu) là hình thức thi đấu đồng diễn của một nhóm ba Pesilat trong cùng một đội thông qua việc thể hiện một cách chính xác, mạnh mẽ, có mức độ biểu cảm cao và đồng đều bài quyền tập thể do Liên đoàn Pencak Sialt quốc tế quy định. Bài biểu diễn tập thể này chỉ có phần tay không.

Điều 2 Phân loại các giải thi đấu - quy định về tuổi thi đấu và cân

2.1. Căn cứ vào lứa tuổi và giới tính của VĐV tham dự, giải thi đấu được phân làm hai loại sau:

2.1.1. Giải trẻ giành cho VĐV nam và nữ từ 15 tới 17 tuổi.

2.1.2. Giải vô địch dành cho VĐV nam và nữ từ 17 tới 35 tuổi.

2.2. Độ tuổi của Pencak Silat tham dự được xác định qua hộ chiếu với giải thế giới, thẻ VĐV và giấy khai sinh đối với giải trong nước.

2.3. Tuổi của Pensilat phải phù hợp với quy định về tuổi của Giải thi đấu mà Pesilat đó tham dự. Tuổi của Pesilat được tính tới ngày bắt đầu tổ chức giải có nghĩa là tính đến ngày thi đấu đầu tiên của giải tuổi của Pensilat phải nằm trong độ tuổi quy định từ nhỏ nhất đến lớn nhất của giải đó. Pesilat nào vi phạm quy định về tuổi sẽ bị truất quyền tham dự giải.

2.4. Hình thức phân loại theo hạng cân chỉ áp dụng đối với Nội dung Thi đấu đối kháng.

2.4.1. Lần cân kiểm tra trước giải

2.4.1.1. Lần cân kiểm tra Pesilat trước giải phải được thực hiện tối thiểu là 6 tiếng trước khi bắt đầu giải thi đấu.

2.4.1.2. Tại thời điểm cân, Pesilat phải mặc võ phục khô và không được đeo bất kỳ loại bảo hiểm gì trên cơ thể.

2.4.1.3. Chỉ được phép cân chính thức một lần.

2.4.1.4. Nếu một Pesilat chỉ có số cân trọng lượng cơ thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn chỉ số cân quy định của hạng cân thi đấu mà người đó đăng ký tham gia thì Pensilat đó sẽ được phép có thêm 1 tiếng để điều chỉnh trọng lượng trước khi cân kiểm tra lần thứ hai. Khi cân lần thứ hai, Pesilat cũng phải mặc võ phục khô và không được đeo bất kỳ loại bảo hiểm gì trên cơ thể.

2.4.1.5. Việc cân kiểm tra Pesilat phải được tiến hành với sự chứng kiến của thành viên trong Ban trọng tài (người chịu trách nhiệm về cân kiểm tra)

2.4.1.6. Nếu một Pesilat vì một lý do bất khả kháng mà không thể tham gia lần cân kiểm tra trước giải nhưng vẫn đăng ký thi đấu và gắp thăm phân cặp thì có thể chỉ cần tham gia lần cân kiểm tra trước khi thi đấu.

2.4.2. Lần cân kiểm tra trước khi thi đấu:

2.4.2.1. Lần cân kiểm tra Pesilat trước khi thi đấu thực hiện trước khi Pesilat đó bắt đầu trận đấu khoảng 15 phút.

2.4.2.2. Tại thời điểm cân, Pesilat phải mặc võ phục khô và không đeo bất kỳ loại bảo hiểm gì trên cơ thể.

2.4.2.3. Nếu một Pesilat có chỉ số cân trọng lượng cơ thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn chỉ số cân quy định của hạng cân thi đấu mà Pesilat đó đăng ký tham gia thì Pesilat đó đã đăng ký tham gia thì Pesilat đó sẽ bị truất quyền thi đấu.

2.4.2.4. Việc cân kiểm tra Pesilat phải được tiến hành với sự chứng kiến của thành viên trong Ban trọng tài (người chịu trách nhiệm về cân kiểm tra).

Điều 3. Các nội dung và hạng cân trong giải vô địch.

Nội dung và hạng đấu trong giải vô địch bao gồm:

3.1. Nội dung thi đấu đối kháng (Tanding) Hạng đấu được phân chia theo giới tính và trọng lượng của Pesilat bao gồm tổng cộng 16 hạng (10 hạng cân nam và 6 hạng cân nữ)

3.1.1. Các hạng cân nam:

Hạng A: từ 45 kg tới 50 kg

Hạng B: từ 50 kg tới 55 kg

Hạng C: từ 55 kg tới 60 kg

Hạng D: từ 60 kg tới 65 kg

Hạng E: từ 65 kg tới 70 kg

Hạng F: từ 70 kg tới 75 kg

Hạng G: từ 75 kg tới 80 kg

Hạng H: từ 80 kg tới 85 kg

Hạng I: từ 85 kg tới 90 kg

Hạng O: từ 90 kg tới 95 kg

3.1.2 Các hạng cân nữ

Hạng A: từ 45 kg tới 50 kg

Hạng B: từ 50 kg tới 55 kg

Hạng C: từ 55 kg tới 60 kg

Hạng D: từ 60 kg tới 65 kg

Hạng E: từ 65 kg tới 70 kg

Hạng F: từ 70 kg tới 75 kg

3.2. Nội dung thi đấu biểu diễn bài quy định cá nhân (Tunggal)

Được phân chia theo giới tính thành 2 hạng:

3.2.1. Thi đấu biểu diễn bài quy định cá nhân của Pesilat nam (Tunggal Putra)

3.2.2. Thi đấu biểu diễn bài quy định cá nhân của Pesialt nữ (Tunggal Putri)

3.3. Nội dung thi đấu biểu diễn bài đối luyện tự chọn (Ganda) Được phân chia theo giới tính thành 2 hạng:

3.3.1. Thi đấu biểu diễn bài đối luyện tự chọn của 2 Pesilat nam (Ganda Putra).

3.3.2. Thi đấu biểu diễn bài đối luyện tự chọn của 2 Pesilat nữ(Ganda Putri)

3.4. Nội dung thi đấu biểu diễn bài quy định tập thể (Regu) Được phân chia theo giới tính thành 2 hạng:

3.4.1. Thi đấu biểu diễn bài quy định tập thể của 3 Pesilat nam (Regu Putra)

3.4.2. Thi đấu biểu diễn bài quy định tập thể của 3 Pesilat nữ (Regu Putri)

Điều 4. Các nội dung và hạng đấu trong giải trẻ

Nội dung và hạng đấu trong giải trẻ bao gồm:

4.1. Nội dung thi đấu đối kháng (Tanding)

Các hạng đấu được phân chia theo giới tính và trọng lượng của Pesilat bao gồm tổng cộng 20 hạng (12 hạng nam và 8 hạng nữ). Tuy nhiên tùy theo từng giải mà số lượng các hạng cân có thể được quyết định khác nhau.

4.1.1. Các hạng cân nam:

Hạng A: từ 39 kg tới 42 kg

Hạng B: từ 42 kg tới 45 kg

Hạng C: từ 45 kg tới 48 kg

Hạng D: từ 48 kg tới 51 kg

Hạng E: từ 51 kg tới 54 kg

Hạng F: từ 54 kg tới 57 kg

Hạng G: từ 57 kg tới 60 kg

Hạng H: từ 60 kg tới 63 kg

Hạng I: từ 63 kg tới 66 kg

Hạng K: từ 66 kg tới 69 kg

Hạng L: từ 69 kg tới 72 kg

Hạng O: từ 72 kg tới 75 kg

4.1.2 Các hạng cân nữ

Hạng A: từ 39 kg tới 42 kg

Hạng B: từ 42 kg tới 45 kg

Hạng C: từ 45 kg tới 48 kg

Hạng D: từ 48 kg tới 51 kg

Hạng E: từ 51 kg tới 54 kg

Hạng F: từ 54 kg tới 57 kg

Hạng G: từ 57 kg tới 60 kg

Hạng H: từ 60 kg tới 63 kg

4.2. Nội dung thi đấu biểu diễn bài quy định cá nhân (Tunggal), nội dung thi đấu biểu diễn bài đối luyện tự chọn (Ganda), nội dung thi đấu biểu diễn bài quy định tập thể (Regu) Hạng đấu trong các nội dung này được phân chia theo giới tính như ở giải vô địch nhưng theo độ tuổi được quy định cho giải trẻ.

Điều 5. Trang thiết bị của sàn đấu

5.1. Võ đài Võ đài phải được đặt trên sàn phẳng, phủ trên mặt sàn đài là một lớp thảm thi đấu có chiều dày tối đa 5 cm, bề mặt nhẵn và không trơn trượt. Mặt thảm được phủ một tấm bạt hình vuông kích thước 10m x 10m có bề mặt nhẵn, không trơn trượt, màu sẫm và không có đường kẻ màu trắng. Ban tổ chức chịu trách nhiệm cung cấp thảm thi đấu cho giải.

5.1.1. Võ đài cho nội dung thi đấu đối kháng

5.1.1.1. Võ đài bao gồm: Thảm đấu hình vuông , kích thước 10m x 10m. Phạm vi thi đấu là một hình tròn nằm trong thảm đấu, đường kính 8m.

5.1.1.2. Đường kẻ phân định phạm vi thi đấu có mầu trắng chiều rộng 5cm.

5.1.1.3. Tại giữa tâm của thảm đấu là một vòng tròn đường kính 3m, đường kẻ màu trắng rộng 5m là khoảng cách giữa hai Pesilat khi bắt đầu trận đấu.

5.1.1.4. Các góc của Pesilat là phần diện tích nằm trong hình vuông thảm đấu và nằm ngoài phạm vi thi đấu, đối diện theo đường chéo hình vuông.

Các góc đó bao gồm:

- Góc xanh nước biển sẫm: Là góc nằm ở phía phải bàn của Chủ tịch cuộc đấu.

- Góc đỏ: Là góc nằm ở phía đối diện theo đường chéo của góc xanh.

- Góc trắng: Là hai góc còn lại, được gọi là góc trung lập (Hình 1 - Sơ đồ bố trí võ đài thi đấu - Pencak Silat)


Hình 1 - Sơ đồ bố trí võ đài thi đấu - Pencak Silat


5.1.2. Võ đài cho nội dung thi đấu biểu diễn bài quy định cá nhân, bài đối luyện tự chọn, bài quy định tập thể: Là toàn bộ phần võ đài hình vuông 10m x 10m như trong nội dung thi đấu đối kháng đã đề cập ở trên.

5.2. Trang bị sàn đấu (Hình 2a, b)

Trang bị sàn đấu do Ban tổ chức cung cấp bao gồm:

5.2.1. Bàn ghế cho Ban tổ chức.

5.2.2. Bàn ghế cho Ban trọng tài và các thành viên khác, cho Hội đồng kỹ thuật, bác sỹ, tổ y tế.

5.2.3. Đồng hồ, cồng hoặc trang bị khác có chức năng tương tự, còi và chuông báo.

5.2.4. Đèn hiệu, báo hiệp hoặc các thiết bị tương tự.

5.2.5. Đèn mầu đỏ, xanh, vàng dùng để thông báo khi cần thiết.

5.2.6. Mười lá cờ nhỏ kích thước 30 x 30cm, mầu đỏ, xanh cho các Jury và hai lá cờ màu vàng cho Trọng tài thời gian và cho Trọng tài cuộc đấu.

5.2.7. Bảng ghi thời gian biểu diễn các bài quy định cá nhân, bài đối luyện tự chọn, bài quy định tập thể của các Pesilat tham gia.


Hình 2a Trang bị võ đài





Hình 2b: Các loại đèn sử dụng trong thi đấu


5.2.8. Giá để binh khí biểu diễn.

5.2.9. Bảng điểm

5.2.10. Cân kiểm tra trọng lượng VĐV.

5.2.11. Bảng hiệu ghi tên các Hội đồng, Ban của cuộc đấu, Chủ tịch cuộc đấu, Ban trọng tài, Ban thư ký, trọng tài thời gian, Bác sỹ, Jury từ số 1 đến số 5.

5.2.12. Hệ thống phát thanh.

5.2.13. Các trang bị khác

Điều 6. Luật thi đấu đối kháng

6.1. Trang bị thi đấu

6.1.1. Trang phục Pesilat tham gia nội dung thi đấu đối kháng phải mặc trang phục thi đấu theo mẫu tiêu chuẩn đã được quy định của Pencak Silat quần áo mầu đen, thắt đai trắng. Khi thi đấu, đai trắng sẽ phải cởi ra. Phù hiệu của tổ chức Pencak Silat cấp quốc gia (hay cấp địa phương) được gắn trên ngực trái, tên quốc gia (hay tên đội) được in ở lưng áo. Ngoài các quy định về phục trang trên, Pesilat không được mặc bất kỳ một loại trang phục nào khác (Hình 3)

6.1.2. Giáp bảo vệ thân thể tuân theo các quy định sau:

6.1.2.1. Theo đúng mẫu quy định của Liên đoàn Pencak Silat quốc tế

6.1.2.2. Mầu đen sẫm

6.1.2.3. Giáp có bốn cỡ: Nhỏ, trung bình, lớn và rộng.


Hình 3 - Trang phục thi đấu đối kháng (Tanding)


6.1.2.4. Đai màu đỏ và đai màu xanh nước biển sẫm cho hai Pesilat ở hai góc đài tương ứng.

6.1.2.5. Mỗi giải thi đấu phải có tối thiểu 5 áo giáp cho mỗi cỡ.

6.1.2.6. Ban tổ chức có trách nhiệm cung cấp giáp thi đấu cho giải (Hình 4 - Giáp thi đấu)


Hình 4 - Giáp thi đấu


6.1.3. Các Pesilat phải đeo bảo hiểm hạ bộ

6.1.4. Các Pesilat được phép mang một lớp băng bảo vệ khớp (đầu gối, cùi tay, cổ tay, cổ chân) loại mỏng, có khả năng co dãn. Nếu băng bảo vệ không theo quy định trên thì phải có sự xem xét và đồng ý của bác sỹ cuộc đấu.

6.2. Các vòng đấu: Các giải thi đấu sẽ được chia làm các vòng: vòng đấu loại, vòng tứ kết, vòng bán kết, vòng chung kết cho tất cả các hạng cân thi đấu, tuỳ theo số lượng Pesilat tham gia.

6.3. Thời gian của trận đấu 6.3.1. Các trận đấu sẽ được tiến hành trong ba hiệp

6.3.2. Mỗi hiệp sẽ có thời gian hai phút

6.3.3. Thời gian nghỉ giữa hai hiệp là một phút

6.3.4. Thời gian trọng tài dừng trận đấu không được tính vào thời gian thi đấu

6.3.5. Thời gian trọng tài đếm tuyệt đối hay đếm kỹ thuật không được tính vào thời gian thi đấu

6.4. Chỉ đạo viên và săn sóc viên:

6.4.1. Mỗi Pesilat khi tham gia thi đấu được phép có hai người làm công tác săn sóc, chỉ đạo. Trong số đó được phép có huấn luyện viên.

6.4.2. Chỉ đạo viên và săn sóc viên cũng phải mặc quần áo thi đấu theo mẫu tiêu chuẩn đã được quy định của Pencak Silat có mầu đen, thắt đai màu da cam rộng 10cm, có phù hiệu của Tổ chức Pencak Silat cấp quốc gia (hay cấp địa phương được gắn trên ngực trái, tên quốc gia (hay tên đội) được in ở lưng áo (Hình 5 - Trang phục của HLV và săn sóc viên)


Hình 5 - Trang phục của HLV và săn sóc viên


6.4.3. Chỉ đạo viên được phép chỉ đạo Pesilat trước thi đấu và trong thời gian nghỉ giữa hai hiệp

6..4.4. Chỉ đạo viên không được phép

- Dùng lời nói chỉ đạo Pesilat khi đang thi đấu.

- Đứng hoặc ngồi không đúng tư thế cho phép.

- Hò hét, cổ vũ, vỗ tay khi Pesilat đang thi đấu.

- Mang rượu hay các chất kích thích cho Pesilat sử dụng để thi đấu

- Mang trang phục không đúng quy định

- Vào trong phạm vi thi đấu khi chưa có sự đồng ý của Trọng tài đài

- Chụp ảnh, quay video khi Pesilat đang thi đấu.

6.4.5. Chỉ có một chỉ đạo viên (hoặc săn sóc viên) được phép vào trong thảm đấu (tại góc của Pesilat) khi Pesilat nghỉ thi đấu giữa hai hiệp.

6.4.6. Trong số Chỉ đạo viên và săn sóc viên phải có một người cùng giới tính với Pesilat.

6.5. Thủ tục tiến hành trận đấu

6.5.1. Một trận đấu được bắt đầu khi tổ trọng tài bao gồm một Trọng tài đài và năm giám định tiến vào khu vực thi đấu từ phía tay phải của Chủ tịch cuộc đấu.

Tổ trọng tài phải làm thủ tục chào, báo cáo và tuyên thệ trước khi làm nhiệm vụ. Sau đó các trọng tài vào vị trí làm việc (Hình 6 - Vị trí của trọng tài, giám định trong nội dung Tanding)




Hình 6 - Vị trí của trọng tài, giám định trong nội dung Tanding


6.5.2. Khi có dấu hiệu mời vào của trong tài đài, Pesilat phải chào chủ đạo viên và săn sóc viên rồi đi vào trong thảm đấu từ phía góc của mình. Khi đến trung tâm của vòng tròn thi đấu, Pesilat phải chào trọng tài đài rồi chào Chủ tịch cuộc đấu. Sau khi biểu diễn bài xe đài, Pesilat trở về góc đài của mình.

6.5.3. Để bắt đầu trận đấu, trọng tài đài gọi hai Pesilat vào trong thảm kiểm tra, nhắc nhở, cho hai Pesilat bắt tay nhau và vào vị trí sẵn sàng thi đấu.

6.5.4. Sau khi ra ký hiệu cho các thành viên của cuộc đấu (Chủ tịch cuộc đấu, Ban trọng tài, trọng tài thời gian, bác sỹ, năm giám định), trọng tài đài sẽ ra ký hiệu và khẩu lệnh cho trận đấu bắt đầu.

6.5.5. Trong thời gian nghỉ giữa hai hiệp, Pesilat phải trở về góc đài của mình để cho chỉ đạo viên và săn sóc viên thực hiện nhiệm vụ của họ theo điều 6 mục 4 đã nêu trên.

6.5.6. Trừ trọng tài và hai Pesilat, không ai được phép vào trong thảm thi đấu khi chưa có yêu cầu của trọng tài đài.

6.5.7. Sau khi hiệp cuối cùng kết thúc, hai Pesilat trở về góc đài của mình, đợi công bố kết quả người thắng cuộc. Khi công bố kết quả người thắng cuộc, trọng tài đài sẽ gọi hai Pesilat vào trong trung tâm thảm và tên người thắng cuộc được thông báo trên loa và bằng đèn hiệu, trọng tài đài sẽ dơ cao tay người thắng cuộc.

6.5.8. Sau khi công bố người thắng cuộc, hai Pesilat bắt tay nhau, rời khỏi võ đài. Tổ trọng tài sẽ rời võ đài sau cùng và cùng nhau xếp hàng trước mặt Chủ tịch cuộc đấu, báo cáo về việc hoàn thành nhiệm vụ và chào Chủ tịch cuộc đấu rồi về vị trí tập trung cho các trọng tài.

6.6. Luật thi đấu

6.6.1. Nguyên tắc thi đấu:

6.6.1.1. Hai Pesilat phải mặt đối mặt với nhau và sử dụng các kỹ thuật tấn công và phòng thủ của Pencak Silat, bao gồm các đòn tay, đòn chân, đòn đánh ngã, tuân thủ nguyên tắc thi đấu Pencak Silat và không vi phạm các điều luật cấm trong thi đấu. Việc tuân thủ nguyên tắc thi đấu Pencak Silat nhằm đảm bảo tính đặc trưng và truyền thống của hoạt động thi đấu với nội dung chủ yếu là tuân thủ nghiêm ngặt trình tự kỹ thuật trong thi đấu.

Mỗi một đợt tấn công, phòng thủ đều phải thực hiện từ tư thế lập tấn, di chuyển tiếp cận theo đúng các tư thế và bước tấn đã được quy định của Pencak Silat; sau đó ra đòn tấn công, phòng thủ trên thế tấn vững vàng, có chủ đích; sau khi tấn công, phòng thủ, Pesilat phải di chuyển quay về vị trí ban đầu với tư thế lập tấn.

6.6.1.2. Từ vị trí lập tấn ban đầu, để tiếp cận đối phương, ra đòn tấn công, phòng thủ, mỗi Pesilat phải di chuyển theo các bước tấn đã được định trước với tối thiểu là 3 bước tấn khác nhau, rồi ra đòn tấn công, phòng thủ, Pesilat phải trở về vị trí lập tấn ban đầu bằng các bước tấn quy định.

Nếu Pesilat nào khi di chuyển không tuân thủ theo các bước tấn quy định bắt buộc quy định này, trọng tài đài sẽ dùng khẩu lệnh “Langka” để nhắc nhở, khiển trách hoặc cảnh cáo (Hình 7).

6.6.1.3. Mỗi loạt đòn tấn công phải đúng luật, hợp lệ và sử dụng các kỹ thuật khác nhau để tấn công vào đích với tối đa là 4 đòn. Nếu một Pesilat trong một loạt đòn tấn công đánh quá 4 đòn thì trọng tài đài sẽ dừng cuộc nhắc nhở.

Các kiểu đòn tấn công (đòn tay hoặc đòn chân) giống nhau lặp lại liên tục trong một loạt đòn tấn công đánh quá 4 đòn thì trọng tài đài sẽ dừng cuộc và nhắc nhở. Các kiểu đòn tấn công (đòn tay hoặc đòn chân) giống nhau lặp lại liên tục trong một loạt 4 đòn thì sẽ chỉ được tính cho một lần tấn công. (Hình 7 – Các bước tấn di chuyển mẫu của Pencak Silat)




Hình 7 - Các bước tấn di chuyển mẫu của Pencak Silat


6.6.1.4. Đòn tấn công hiệu quả được tính điểm là đòn đánh có kỹ thuật với một thế tấn rõ ràng (thuộc các thế tấn quy định của Pencak Silat), có biên độ, rõ nét, có sức mạnh, không bị gạt đỡ, né tránh, hoá giải, trúng đích hợp lệ, được thực hiện trước lệnh BERHENTI, sau khẩu lệnh MULAI và không vi phạm nguyên tắc 4 đòn.

6.6.2. Khẩu lệnh trọng tài đài:

- Khẩu lệnh BERSEDIA (sẵn sàng) dùng để nhắc nhở các Pesilat, các giám định và thành viên cuộc đấu chuẩn bị cho trận đấu bắt đầu.

- Khẩu lệnh MULAI (bắt đầu) dùng để bắt đầu hay tiếp tục trận đấu, kèm theo khẩu lệnh có một ký hiệu.

- Khẩu lệnh BERHENTI (ngừng) dùng để chỉ trận đấu.

- Khẩu lệnh PASANG (lập thế) dùng để nhắc nhở các Pesilat lập thế.

- Khẩu lệnh SILAT dùng để nhắc nhở Pesilat về luật tấn công 4 đòn

- Ngoài các khẩu lệnh trên, khi bắt đầu và kết thúc mỗi hiệp có một tiếng cồng báo hiệu

6.6.3. Đích tấn công hợp lệ Đích tấn công hợp lệ được phép tính điểm là phần cơ thể được che bởi giáp thi đấu trừ cổ và hạ bộ, bao gồm:

- Phần ngực

- Bụng

- Sườn bên phải và trái

- Phần lưng. Tay và chân có thể là đích tấn công hợp lệ để đánh ngã đối phương nhưng không được tính điểm như đánh trúng giáp. (Hình 8 – Đích tấn công hợp lệ)




Hình 8 - Đích tấn công hợp lệ


6.6.4. Các trường hợp phạm luật Các trường hợp phạm luật được chia thành ra thành các mức độ sau:

6.6.4.1. Phạm luật nặng

6.6.4.1.1. Không sử dụng đúng các bước tấn công quy định và không tuân thủ nguyên tắc thi đấu Pencak Silat.

6.6.4.1.2. Tấn côngHình 2b: Các loại đèn sử dụng trong thi đấucơ thể (đầu, cổ, hạ bộ) gây chấn thương cho đối phương.

6.6.4.1.3. Tấn công trực tiếp vào các khớp xương.

6.6.4.1.4. Ném đối phương ra khỏi đài một cách có chủ ý.

6.6.4.1.5. Tấn công, ra đòn bằng đầu

6.6.4.1.6. Tấn công đối phương trước lệnh MULAI sau lệnh BERHENTI của trọng tài đài, gây chấn thương cho đối phương.

6.6.4.1.7. Vật, cắn, cào, xé, túm tóc đối phương

6.6.4.1.8. Thách thức, chửi bới, thoá mạ, la hét trên đài đấu.

6.6.4.1.9. Tiếp tục phạm luật sau khi trọng tài đài nhắc nhở, khiển trách

6.6.4.2. Phạm luật nhẹ

6.6.4.2.1. Liên tục di chuyển ra khỏi thảm đấu

6.6.4.2.2. Ôm ghì đối phương trong quá trình thi đấu

6.6.4.2.3. Không sử dụng kỹ thuật Pencak Silat

Hình 2a Trang bị võ đài tắc thi đấu (khoản 6, mục 6.1)

6.6.4.2.5. Trong quá trình thi đấu, liên lạc với người bên ngoài bằng lời nói hay ký hiệu

6.6.4.2.6. Đem sử dụng các vật cấm vào sàn đấu

6.6.4.2.7. Không tích cực thi đấu hoặc có ý định kéo dài thời gian

6.6.4.2.8. Cố ý phạm luật

6.6.5. Lỗi kỹ thuật phòng thủ:

6.6.5.1. Nếu một đòn tấn công có kỹ thuật, hợp lệ nhằm ghi điểm nhưng gây chấn thương cho đối phương do trong khi đòn tấn công đó được thực hiện, đối phương đã sử dụng kỹ thuật phòng thủ sai, thì đòn tấn công đó không bị coi là phạm luật.

6.6.5.2. Nếu một Pesilat bị trúng đòn như trên và bị chấn thương, trọng tài đài sẽ gọi bác sỹ vào kiểm tra. Nếu bác sỹ quyết định là Pesilat đó không thể tiếp tục thi đấu được thì Pesilat đó sẽ bị xử thua kỹ thuật.

6.6.5.3. Nếu một Pesilat bị trúng đòn như trên và bị ngã không thể đứng dậy để thi đấu được, trọng tài đài sẽ tiến hành đếm kỹ thuật. Nếu trọng tài đài đếm đến 10 mà Pesilat đó không đứng dậy được thì Pesilat đó sẽ bị xử thua kỹ thuật.

6.6.6. Các mức phạt

6.6.6.1. Khiển trách Khiển trách được áp dụng để phạt và trừ điểm khi Pesilat phạm luật nhẹ. Khiển trách có giá trị trong từng hiệp

6.6.6.2. Cảnh cáo: Cảnh cáo có giá trị trong toàn trận và có hai mức.

6.6.6.2.1. Cảnh cáo lần thứ nhất: Được áp dụng để phạt và trừ điểm Pesilat khi:

- Phạm luật nặng.

- Tiếp tục phạm luật nhẹ và bị khiển trách lần thứ ba Sau khi bị cảnh cáo lần thứ nhất, nếu Pesilat lại phạm lỗi nhẹ thì sẽ bị khiển trách.

6.6.6.2.2. Cảnh cáo lần thứ hai: Được áp dụng để phạt và trừ điểm khi Pesilat tiếp tục phạm lỗi sau khi bị cảnh cáo lần thứ nhất.

6.6.6.2.3. Truất quyền: Pesilat bị truất quyền khi

6.6.6.2.3.1. Tiếp tục bị cảnh cáo sau khi đã bị cảnh cáo lần thứ hai.

6.6.6.2.3.2. Cố ý phạm luật nặng, đi ngược lại nguyên tắc thi đấu thể thao.

6.6.6.2.3.3. Làm đối phương bị chấn thương không thể tiếp tục thi đấu theo quyết định của Bác sỹ cuộc đấu.

6.6.6.2.3.4. Ở lần cân lại trước khi thi đấi 15 phút, chỉ số cân nặng không phù hợp với hạng cân đã đăng ký.

6.6.7. Điểm thi đấu:

6.6.7.1. Cách tính điểm thi đấu

Điểm 1: Đòn tấn công bằng tay trúng đích hợp lệ vào giáp đối phương mà không bị gạt đỡ, né tránh hay hoá giải.

Điểm 1 + 1: Tránh né, gạt đỡ, hoá giải thành công đòn tấn công của đối phương và lập tức phản công lại bằng đòn tay trúng đích hợp lệ vào giáp đối phương mà không bị gạt đỡ, né tránh, hoá giải.

Điểm 2: Đòn tấn công bằng chân trúng đích hợp lệ vào giáp đối phương mà không bị gạt đỡ, né tránh, hoá giải.

Điểm 1 + 2: Tránh né, gạt đỡ, hoá giải thành công đòn tấn công của đối phương và lập tức phản công lại bằng đòn chân trúng đích hợp lệ vào giáp đối phương mà không bị gạt đỡ, né tránh, hoá giải. Điểm 3: Đòn tấn công đánh ngã đối phương hợp lệ.

Điểm 1 + 3: Tránh né, gạt đỡ, hoá giải thành công đòn tấn công của đối phương và lập tức phản công đánh ngã đối phương hợp lệ.

6.6.7.2. Các căn cứ để tính điểm thi đấu: Đòn phản công thành công

- Đòn gạt đỡ, phản công thành công là một tổ hợp kỹ thuật của Pesilat bao gồm đòn gạt đỡ thành công đòn tấn công của đối phương bằng kỹ thuật tự vệ và liền sau đó phản công trúng đích hợp lệ vào giáp đối phương mà không bị gạt đỡ, né tránh, hoá giải hoặc phản công đánh ngã đối phương.

- Đòn né tránh, phản công thành công là một tổ hợp kỹ thuật của Pesilat bao gồm kỹ thuật tránh né thành công đòn tấn công của đối phương và liền sau đó phản công trúng đích hợp lệ vào giáp đối phương mà không bị gạt đỡ, né tránh, hoá giải hoặc phản công đánh ngã đối phương.

- Đối với những đòn nêu trên, Pesilat sẽ được tính điểm 1+ (điểm cho kỹ thuật gạt đỡ, né tránh và phản đòn thành công), tuỳ theo đòn phản công trúng đích liền sau đó là loại đòn gì (1 + 1, 1 + 2, 1 +3)

6.6.7.2.2. Đòn tay và đòn chân tấn công thành công: Đòn tay và đòn chân tấn công thành công là đòn tấn công bằng tay, bằng chân trúng đích hợp lệ vào giáp đối phương mà không bị gạt đỡ, né tránh, chặn đỡ và đòn đánh đủ mạnh, rõ nét, có biên độ và trên thế tấn rõ ràng.

6.6.7.2.3. Đòn đánh ngã hợp lệ: Đòn đánh ngã được công nhận khi Pesilat ra đòn đánh ngã hợp lệ làm cho đối phương có điểm thứ ba chạm thảm ngoài hai bàn chân (tính từ đầu gối trở lên). Đòn đánh ngã hợp lệ được xác định theo các tiêu chí sau:

6.6.7.2.3.1. Đòn đánh ngã là các đòn tấn công trực tiếp, đòn đá quét, đòn bốc ngã, đòn bắt chân đánh ngã, đòn cắt kéo và các kỹ thuật tấn công hợp lệ khác.

6.6.7.2.3.2. Khi thực hiện đòn đánh ngã đối phương Pesilat không được ngã theo đối phương hay bị ngã đè lên đối phương.

6.6.7.2.3.3. Nếu đòn đánh ngã có sử dụng kỹ thuật bắt tóm chân hay ôm thân đối phương thì kỹ thuật đó phải là loại kỹ thuật tự vệ phòng thủ (không được tấn công bằng cách bắt tóm chân hay ôm thân đối phương) và sau đó chỉ được phép thực hiện các đòn tỳ, đẩy, vít, xoay, hất để đánh ngã đối phương mà không được ra đòn tấn công trực tiếp khi còn đang bắt tóm chân hay ôm thân đối phương. Việc thực hiện các đòn đánh ngã có sử dụng kỹ thuật bắt tóm chân hay ôm thân đối phương nói trên chỉ được phép diễn ra trong khoảng thời gian đó, đòn đánh ngã chưa thực hiện trên chỉ được phép diễn ra trong khoảng thời gian 3 giây. Nếu trong khoảng thời gian đó, đòn đánh ngã chưa thực hiện được thì trọng tài sẽ dừng cuộc và không công nhận đòn đánh ngã.

6.6.7.2.3.4. Khi thực hiện các kỹ thuật đá quét, cài móc chân, bốc ngã, cắt kéo để đánh ngã đối phương không được phép dùng tay kéo, vật đối phương mà chỉ được sử dụng các kỹ thuật đẩy, tỳ, vít, xoay, hất. Đòn đá quét được phép thực hiện trong tư thế chủ động ngã người quét (đòn đá quét trước và quét sau). Nếu Pesilat ở thế chủ động thoát, tránh khỏi đòn đá quét của đối phương thì cũng không được phép ra đòn phản công.

6.6.7.2.3.5. Hai đòn tấn công cùng một lúc: Trường hợp có hai đòn tấn công hợp lệ cùng một lúc của hai Pesilat và một hay cả hai Pesilat đều bị ngã ra do bị đau thì đòn đánh ngã sẽ được công nhận và việc xử lý tình huống sẽ được thực hiện như sau:

6.6.7.2.3.5.1. Nếu có một Pesilat không đứng dậy được, trọng tài sẽ đếm tuyệt đối Pesilat đó.

6.6.7.2.3.5.2. Nếu cả hai Pesilat đều không đứng dậy được, trọng tài đài sẽ đếm tuyệt đối cả hai Pesilat, Pesilat nào dậy trước sẽ thắng cuộc.

6.6.7.2.3.5.3. Nếu cả hai Pesilat đều không dậy được thì người thắng cuộc sẽ được xác định bằng cách cộng phiếu điểm thi đấu tại thời điểm đó của hai Pesilat, ai có tổng điểm cao hơn sẽ thắng cuộc.

6.6.7.2.3.5.4. Nếu hai Pesilat mới thi đấu hiệp đầu tiên, chưa ai ghi được điểm thì trận đấu sẽ được hoãn và tổ chức lại.

6.6.7.2.3.6. Trường hợp tự ngã: Trong trường hợp một Pesilat ngã ra khi không có đòn tấn công của đối phương và không đứng dậy tiếp tục thi đấu được thì trọng tài đài sẽ đếm đến 10. Nếu vẫn không đứng dậy thi đấu được thì Pesilat đó sẽ thua kỹ thuật.

6.6.7.2.3.7.1. Khi một Pesilat thực hiện kỹ thuật bắt tóm chân đối phương để đánh ngã, đòn đánh ngã sẽ không được công nhận trong các trường hợp sau:

- Đối phương ôm, giữ tay, vai, thân người nên đòn đánh ngã không thực hiện được

- Thời gian thực hiện đòn, đánh ngã quá bay giây.

- Pesilat khi đánh ngã đối phương thì bị ngã theo đối phương.

- Đối phương được phép ra đòn phản công trong tư thế bị tóm bắt.

6.6.7.2.3.7.2. Trong lúc một Pesilat thực hiện kỹ thuật bắt tóm chân đối phương để đánh ngã, đối phương thành công nhưng bị đối phương ôm cổ, đầu kéo xuống thì đòn đánh ngã đó được công nhận và Pesilat phạm lỗi kéo cổ, đầu sẽ bị phạt. Tuỳ theo mức độ phạm lỗi mà mức phạt có thể là khiển trách hoặc cảnh cáo. Nếu một Pesilat trong khi thực hiện kỹ thuật đánh ngã đối phương bị đối phương ôm cổ, đầu kéo xuống và ngã theo đối phương thì đòn đánh ngã đó không được công nhận và Pesilat phạm lỗi kéo cổ, đầu sẽ bị phạt. Tuỳ theo mức độ phạm lỗi mà mức phạt có thể là khiển trách hoặc cảnh cáo.

6.6.7.2.3.8. Đòn ngã ngoài khu vực thi đấu:

6.6.7.2.3.8.1. Đòn đánh ngã được xác định là ngoài khu vực thi đấu nếu như điểm chạm thứ ba ngoài hai bàn chân của Pesilat bị ngã nằm ở ngoài hoặc trên vạch thi đấu. Đòn đánh ngã này không được công nhận.

6.6.7.2.3.8.2. Nếu đòn đánh ngã thực hiện trong khu vực thi đấu, tức là điểm chạm thứ ba ngoài hai bàn chân của Pesilat bị ngã nằm ở trong vạch thi đấu, rồi sau đó Pesilat ngã ra ngoài vạch, thì đòn đánh ngã này vẫn được công nhận.

6.6.7.2.3.8.3. Trong trường hợp một đòn đánh ngã hợp lệ làm một Pesilat bị ngã trong vạch và không đứng dậy được nhưng bị choáng váng không thể thi đấu được thì trọng tài đài sẽ tiến hành đếm tuyệt đối Pesilat đó. Nếu đếm đến 10 mà Pesilat đó vẫn không thể tiếp tục thi đấu được thì Pesilat đó sẽ thua tuyệt đối, còn nếu đếm đến 10 mà Pesilat đó lại có thể tiếp tục thi đấu được thì Pesilat đó bị coi là bị đánh ngã và đòn đánh ngã của đối phương sẽ được công nhận.

6.6.7.3. Điểm phạt:

Điểm phạt gồm các loại sau:

6.6.7.3.1. Điểm -1 (trừ 1 điểm) dùng để trừ điểm khi Pesilat bị khiển trách lần thứ nhất.

6.6.7.3.2. Điểm –2 (trừ 2 điểm): dùng để trừ điểm khi Pesilat bị khiển trách lần thứ hai.

6.6.7.3.3. Điểm -5 (trừ 5 điểm): dùng để trừ điểm khi Pesilat bị cảnh cáo lần thứ nhất

6.6.7.3.4. Điểm -10 (trừ 10 điểm): dùng để trừ điểm khi Pesilat bị cảnh cáo lần thứ hai.

6.6.7.4. Cách xác định người thắng cuộc. Người thắng cuộc được xác định theo các hình thức sau: 6.6.7.4.1.

Thắng điểm:

6.6.7.4.1.1. Sau 3 hiệp đấu, Pesilat nào có số lượng giám định cho thắng nhiều hơn là người thắng cuộc (số lượng lớn hơn một). Các giám định xác định người thắng cuộc thông qua tổng số điểm đạt được cao hơn sẽ thắng.

6.6.7.4.1.2. Trường hợp tổng điểm bằng nhau, Pesilat nào có tổng điểm phạt ít hơn sẽ thắng.

6.6.7.4.1.3. Trong trường hợp tổng điểm phạt bằng nhau, Pesilat nào có số điểm thi đấu hiệu quả cao hơn, Pesilat đó sẽ thắng.

Thứ tự: điểm 1 + 3, điểm 3, điểm 1 + 2, điểm 2, điểm 1 + 1 và điểm 1.

6.6.7.4.1.4. Trong trường hợp số điểm thi đấu hiệu quả cao vẫn bằng nhau thì đấu hiệp thêm 1 hiệp phụ.

6.6.7.4.1.5. Nếu như kết quả của hiệp quyết đấu vẫn bằng nhau, sẽ tiến hành cân kiểm tra, Pesilat nào nhẹ hơn thì Pesilat đó thắng cuộc.

6.6.7.4.1.6. Nếu như kết quả cân kiểm tra như nhau, Chủ tịch cuộc đấu sẽ xác định người thắng cuộc bằng cách cho gắp thăm có sự chứng kiến của hai lãnh đội của hai Pesilat đó.

6.6.7.4.1.7. Điểm thi đấu trong từng hiệp của từng Giám định sẽ được công bố trên bảng điểm sau khi hiệp đấu kết thúc.

6.6.7.4.2. Thắng kỹ thuật:

6.6.7.4.2.1. Khi một Pesilat không có khả năng tiếp tục thi đấu theo yêu cầu hay từ chối thi đấu.

6.6.7.4.2.2. Theo quyết định của Bác sỹ cuộc đấu.

6.6.7.4.2.3. Theo quyết định của Chỉ đạo viên tung khăn xin thua.

6.6.7.4.2.4. Theo quyết định của Trọng tài đài (các trường hợp đếm)

6.6.7.4.3. Thắng tuyệt đối: Thắng tuyệt đối không được xác định khi một Pesilat bị trúng đòn hợp lệ không có khả năng tiếp tục thi đấu (bị ngã không dậy được hay bị choáng). Trọng tài đài đếm đến 10 mà vẫn không tiếp tục thi đấu được.

6.6.7.4.4. Thắng ngừng cuộc vì chênh lệch (WMP) Khi trận đấu diễn ra giữa hai Pesilat có trình độ chênh lệch rõ rệt.

6.6.7.4.5. Thắng vắng mặt (WO): Trong trường hợp một Pesilat vắng mặt không tham gia thi đấu sau 3 lần gọi của Ban tổ chức.

6.6.7.4.6. Thắng truất quyền (DIS):

Thắng truất quyền được xác định khi:

6.6.7.4.6.1. Một Pesilat bị cảnh cáo lần thứ 3 sau khi đã bị cảnh cáo lần thứ 2.

6.6.7.4.6.2. Một Pesilat có thể bị truất quyền thi đấu ngay nếu như vi phạm luật nặng, đi ngược lại tinh thần thể thao.

6.6.7.4.6.3. Một Pesilat phạm luật nặng làm cho đối phương bị thương, bác sỹ xác định là không thể thi đấu được.

6.6.7.4.6.4. Trước khi thi đấu 15 phút chỉ số cân kiểm tra không phù hợp với hạng can dang ky



Điều 7. Luật thi đấu của bài biểu diễn quy định cá nhân

7.1. Trang phục thi đấu:

7.1.1. Trang phục: Pesilat tham gia nội dung thi đấu biểu diễn bài quy định cá nhân phải mặc trang phục thi đấu theo mẫu tiêu chuẩn đã được quy định của Pencak Silat với màu sắc và hoạ tiết trang trí tự chọn, trên đầu có thể đội mũ hoặc thắt khăn, mặc saron quanh eo. Phù hiệu của tổ chức Pencak Silat cấp quốc gia (hay cấp địa phương) được gắn trên ngực trái, tên quốc gia (hay tên đội) được in ở lưng áo (Hình 9 – Trang phục thi đấu quy định cho Tunggal và Ganda)




Hình 9 - Trang phục thi đấu quy định cho Tunggal và Ganda


7.1.2. Binh khí

7.1.2.1. Dao: chiều dài từ 30 đến 40cm

7.1.2.2. Côn: làm bằng song mây hoặc gỗ, chiều dài từ 150 đến 180cm, đường kính từ 2,5 đến 3 cm (Hình 10 - Binh khí thi đấu quy định cho Tunggal và Ganda)



Hình 10 - Binh khí thi đấu quy định cho Tunggal và Ganda


7.2. Các vòng thi đấu:

7.2.1. Nếu ở nội dung này có số lượng Pesilat tham gia từ 5 người trở lên thì các Pesilat phải gắp thăm chia cặp đấu loại.

7.2.2. Mỗi cặp đấu loại gồm 2 Pesilat, sau thi đấu sẽ chọn Pesilat có điểm thi đấu cao hơn để thi đấu tiếp ở vòng sau. Vòng cuối cùng (vòng chung kết) các Pesilat không phải phân cặp và ba Pesilat có số điểm thi đấu cao nhất trong bảng xếp hạng sẽ là người thắng cuộc.

7.2.3. Số lượng các cặp đấu loại sẽ do Giám đốc Hội đồng kỹ thuật, Chủ tịch cuộc đấu và Ban trọng tài quyết định căn cứ theo số lượng Pesilat tham gia.

7.2.4. Thủ tục tiến hành gắp thăm phân cặp được tiến hành tại Cuộc họp kỹ thuật.

7.3. Thời gian quy định cho thi đấu biểu diễn bài quy định cá nhân: Thời gian quy định cho thi đấu biểu diễn bài quy định cá nhân là 3 phút.

7.4. Thủ tục tiến hành cuộc đấu:

7..4.1. Cuộc đấu được bắt đầu khi các Giám định bước vào sàn đấu từ phía bên phải của Chủ tịch cuộc đấu, đọc lời tuyên thệ, báo cáo với Chủ tịch cuộc đấu vào vị trí (Hình 11 - Vị trí của các Giám định trong nội dung Tunggal, Ganda và Regu)



Hình 11 - Vị trí của các Giám định trong nội dung Tunggal, Ganda và Regu


7.4.2. Các binh khí được sử dụng cho bài biểu diễn được đặt vào giá để binh khí của Ban tổ chức.

7.4.3. Pesilat tham gia thi đấu bước vào thảm đấu từ phía bên trái của Chủ tịch cuộc đấu, đi theo tác phong, tư thế truyền thống của Pencak Silat vào trong trung tâm của thảm, chào Chủ tịch cuộc đấu và quay lại chào các giám định.

7.4.4. Trước khi cho phép Pesilat biểu diễn, Chủ tịch cuộc đấu sẽ giơ lá cờ vàng ra hiệu cho các trọng tài giám định, trọng tài thời gian và các thành viên khác của cuộc đấu để mọi người bắt đầu làm nhiệm vụ.

7.4.5. Sau khi có tiếng cồng của trọng tài thời gian, Pesilat bắt đầu thực hiện bài thi của mình. Bài biểu diễn bắt đầu bằng động tác chào, rồi lần lượt thực hiện bài thi của mình. Bài biểu diễn bắt đầu bằng động tác chào rồi lần lượt thực hiện các jurus theo đúng thứ tự, từ phần tay không đến phần binh khí. Khi hết thời gian biểu diễn quy định, trọng tài thời gian sẽ đánh một tiếng cồng.

7.4.6. Sau khi kết thúc bài biểu diễn, Pesilat trở về trung tâm của thảm đấu, chào các giám định và quay lại chào Chủ tịch cuộc đấu. Sau đó đi ra khỏi thảm theo tác phong, tư thế truyền thống của Pencak Silat.

7.4.7. Khoảng thời gian để các giám thị chấm điểm cho bài thi là 30 giây.

7.4.8. Trọng tài thời gian sẽ giơ tấm bảng thông báo cho các giám thị về thời gian biểu diễn thực tế của Pesilat.

7.4.9. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, các giám định về tập trung trước bàn của Chủ tịch cuộc đấu chào và báo cáo hoàn thành nhiệm vụ. Sau đó các giám định rời thảm đấu về vị trí tập trung trọng tài theo phía bên trái Chủ tịch cuộc đấu.

7.4.10. Trọng tài liên lạc sẽ thi phiếu điểm của các giám định nộp cho Ban trọng tài để tính tổng điểm.

7.5. Luật thi đấu:

7.5.1. Nguyên tắc thi đấu:

7.5.1.1. Pesilat tham gia thi đấu được phép biểu diễn bài quy định cá nhân trong khoảng thời gian quy định là 3 phút tính cho tất cả các Jurus tay không và binh khí. Thời gian thi đấu của Pesilat được phép ít hơn, nhiều hơn thời gian quy định khoảng 10 giây (khoảng thời gian dung sai cho phép) Nếu Pesilat nào có thời gian biểu diễn vượt quá khoảng thời gian dung sai cho phép sẽ bị trừ điểm.

7.5.1.2. Bài quy định cá nhân phải được biểu diễn theo đúng thứ tự của các động tác và các jurus với sự chính xác, rõ nét của từng động tác, từng jurus tay không và binh khí: có nhịp điệu và sự biểu cảm trong bài quyền.

7.5.1.3. Trong khi thi đáu biểu diễn, Pesilat không được phép la hét hay có những âm thanh nào khác.

7.5.1.4. Nếu trong khi thi đấu biểu diễn, Pesilat bị quên bài thì phần biểu diễn của Pesilat đó bị huỷ bỏ và sẽ không có điểm.

7.5.2. Luật phạt:

7.5.2.1. Thực hiện sai động tác và sai jurus:

7.5.2.1.1. Cứ một động tác thực hiện sai, Pesilat bị trừ một điểm.

Thực hiện sai động tác gồm 2 dạng:

- Sai kỹ thuật

- Sai thứ tự kỹ thuật

7.5.2.1.1.2. Cứ 1 động tác quên không thực hiện Pesilat bị trừ một điểm.

7.5.2.1.1.3. Cứ một lần sai thứ tự của các jurus Pesilat bị trừ 1 điểm.

7.5.2.1.2. Vi phạm quy định về thời gian:

7.5.2.1.2.1. Trường hợp thời gian thực hiện bài diễn chưa hết 3 phút:

7.5.2.1.2.1.1. Nếu thời gian thực hiện bài biểu diễn của Pesilat ít hơn thời gian quy định từ 11 đến 15 giây thì Pesilat đó bị trừ 10 điểm

7.5.2.1.2.1.2. Nếu thời gian thực bài biểu diễn của Pesilat ít hơn thời gian quy định từ 16 đến 30 giây thì Pesilat đó bị trừ 15 điểm.

7.5.2.1.2.1.3. Nếu thời gian thực hiện bài biểu diễn của Pesilat ít hơn thời gian quy định từ 30 giây trở lên thì Pesilat đó bị trừ 20 điểm.

7.5.2.1.2.2. Trường hợp thời gian thực hiện bài biểu diễn quá 3 phút:

7.5.2.1.2.2.1. Nếu thời gian thực hiện bài biểu diễn của Pesilat nhiều hơn thời gian quy định từ 11 đến 15 giây thì Pesilat đó bị trừ 10 điểm

7.5.2.1.2.2.2. Nếu thời gian thực hiện bài biểu diễn của Pesilat nhiều hơn thời gian quy định từ 16 đến 30 giây thì Pesilat đó bị trừ 15 điểm.

7.5.2.1.2.2.3. Nếu thời gian thực hiện bài biểu diễn của Pesilat nhiều hơn thời gian quy định từ 30 giây trở lên thì Pesilat đó bị trừ 20 điểm.

7.5.2.1.3. Các vi phạm khác:

7.5.2.1.3.1. Cứ mỗi lần Pesilat vượt qua giới hạn thảm thi đấu (hình vuông kích thước 10m x 10m) Pesilat bị trừ điểm.

7.5.2.1.3.2. Cứ mỗi lần Pesilat làm rơi, tuột binh khí (không quy định trong bài quyền), Pesilat bị trừ 5 điểm.

7.5.2.1.3.3. Trong khi thi đấu biểu diễn, cứ mỗi lần Pesilat la hét hay có những âm thanh khác, Pesilat bị trừ 5 điểm.

7.5.2.1.3.4. Nếu Pesilat có trang phục và binh khí biểu diễn không tuân thủ chính xác mẫu quy định, Pesilat đó bị trừ 10 điểm.

7.5.2.2. Truẩt quyền:

7.5.2.2.1. Pesilat bị truất quyền thi đấu khi sau 3 lần gọi của Ban tổ chức, Pesilat đó không có mặt để thực hiện bài thi.

7.5.2.2.2. Pesilat bị truất quyền nếu Pesilat đó thực hiện thiếu cả một jurus trong bài quy định. 7.5.2.2.3. Pesilat bị truất quyền khi có trang phục và binh khí biểu diễn khác hẳn với quy định của nội dung thi đấu này.

7.6. Phương pháp tính điểm thi đấu:

7.6.1. Điểm kỹ thuật thi đấu: Điểm kỹ thuật thi đấu là tổng của hai loại điểm sau:

7.6.1.1. Điểm kỹ thuật là điểm chấm cho độ chính xác của từng động tác, căn cứ vào các tiêu chí sau:

7.6.1.1.1. Sự chính xác trong từng động tác của từng Jurus.

7.6.1.1.2. Sự chính xác về thứ tự từng động tác.

7.6.1.1.3. Sự chính xác về thứ tự từng Jurus. Điểm kỹ thuật (điểm chính xác của từng động tác) được xác định bằng tổng điểm cho bài quyền quy định cá nhân (100 điểm cho 100 động tác) trừ đi số điểm phạt do sai động tác và jurus (xác định theo mục 7.5.2, tiểu mục 7.5.2.1.1)

7.6.1.2. Điểm biểu diễn là điểm chấm cho toàn bài biểu diễn bao gồm các loại điểm sau:

7.6.1.2.1. Điểm động tác: điểm chấm cho việc thực hiện các động tác rõ ràng, sắc nét. Các giám định quan sát bài thi của Pesilat và cho điểm theo thang điểm 10 (từ 1 điểm đến 10 điểm)

7.6.1.2.2. Điểm tiết tấu: điểm chấm cho tiết tấu thực hiện các động tác rõ ràng, sắc nét. Các giám định quan sát bài thi của Pesilat và cho điểm theo thang điểm 10 (từ 1 điểm đến 10 điểm)

7.6.1.2.3. Điểm biểu cảm: điểm chấm cho các động tác thực hiện có sắc thái biểu cảm mang tính chiến đấu. Các giám định quan sát bài thi của Pesilat và cho điểm theo thang điểm 10 (từ 1 điểm đến 10 điểm)

7.6.1.2.4. Điểm sức mạnh: điểm chấm cho các động tác thực hiện có sức mạnh, các đòn đánh đều có lực, có biên độ và sức căng. Các giám định quan sát bài thi của Pesilat và cho điểm theo thang điểm 10 (từ 1 điểm đến 10 điểm)

7.6.1.2.5. Điểm thể lực: điểm chấm cho khả năng duy trì tốc độ, sức mạnh trong thi đấu của Pesilat (sức bền). Các giám định quan sát bài thi của Pesilat và cho điểm theo thang điểm 10 (từ 1 điểm đến 10 điểm) Điểm biểu diễn của Pesilat được xác định bằng tổng điểm của 5 loại điểm nêu trên cộng thêm 50 điểm (khi Pensilat hoàn thành bài thi coi như đã được 50 điểm). Như vậy, điểm biểu diễn cho bài thi của Pesilat sẽ từ 55 đến 100 điểm.

7.6.2. Điểm phạt: Căn cứ vào cá lỗi để trừ điểm đã nêu trong tiểu mục 7.5.2.1.2 và 7.5.2.1.3 Pesilat phạm lỗi nào thì sẽ căn cứ vào thang điểm phạt quy định để trừ điểm.

Điểm phạt: là tổng các điểm bị trừ theo các lỗi vi phạm của Pesilat (mục 7.5.2, tiểu mục 7.5.2.1.1 và 7.5.2.1.2)

7.6.3. Cách tính điểm: Điểm thi đấu được tính bằng điểm kỹ thuật thi đấu (Mục 7.6.1) trừ điểm phạt (Mục 7.6.2)

7.7. Cách xác định người thắng cuộc

7.7.1. Người thắng cuộc được xác định bằng tổng điểm thi đấu đã cho của ba trọng tài giám định. Ở vòng đấu loại, người thắng cuộc là người có tổng số điểm thi đấu cao nhất của cặp đấu loại. Ở vòng chung kết, ba Pesilat có tổng số điểm thi đấu cao nhất trong bảng xếp hạng sẽ là người thắng cuộc.

7.7.2. Trong trường hợp các Pesilat có tổng điểm thi đấu bằng nhau thì Pesilat nào có điểm phạt do vi phạm quy định về thời gian ít hơn, Pesilat đó sẽ thắng cuộc.

7.7.3. Nếu như điểm phạt so vi phạm quy định về thời gian của các Pesilat đều bằng nhau, người thắng cuộc sẽ được xác định bằng cách gắp thăm. Thủ tục này sẽ do Chủ tịch cuộc đấu tiến hành với sự chứng kiến của Giám đốc Hội đồng kỹ thuật, Ban trọng tài và các lãnh đội của các Pesilat.

7.7.4. Kết quả điểm thi đấu của các Pesilat tham gia được công bố sau khi kết thúc mỗi vòng đấu.

Điều 8. Luật thi đấu của bài biểu diễn đối luyện tự chọn.

8.1. Trang thiết bị thi đấu:

8.1.1. Trang phục: Các Pesilat tham gia nội dung thi đấu biểu diễn bài đối luyện tự chọn phải mặc trang phục thi đấu theo mẫu tiêu chuẩn đã được quy định của Pencak Silat với màu sắc và hoạ tiết trang trí tự chọn, trên đầu có thể đội mũ hoặc thắt khăn, mặc saron quanh eo. Phù hiệu của Tổ chức Pencak Silat cấp quốc gia (hay cấp địa phương) được gắn trên ngực trái, tên quốc gia (hay tên đội) được in ở lưng áo (giống như trang phục quy định cho nội dung thi đấu biểu diễn bài quy định cá nhân)

8.1.2. Binh khí:

8.1.2.1. Chủng loại, kích thước, số lượng của binh khí sử dụng cho bài thi đấu ở nội dung này giống như binh khí quy định sử dụng cho nội dung cho nội dung thi đấu biểu diễn bài quy định cá nhân, tức là gồm dao (đơn dao hoặc song dao) và côn.

8.1.2.2. Các kỹ thuật sử dụng binh khí trong bài thi đấu do Pesilat tự chọn.

8.1.2.3. Hai Pesilat khi thực hiện bài thi đấu được phép:

8.1.2..3.1. Sử dụng cùng loại hay khác loại binh khí

8.1.2.3.2. Một Pesilat sử dụng binh khí, Pesilat còn lại tay không.

8.1.2.3.3. Được phép trao đổi binh khí cho nhau trong bài thi đấu.

8.1.2.3.4. Được phép buông, làm rơi binh khí theo nội dung bài thi đấu tự chọn.

8.2. Các vòng thi đấu:

8.2.1. Nếu ở nội dung này có số lượng đôi Pesilat tham gia từ 5 đôi trở lên thì các đôi phải gắp thăm chia cặp đấu các loại.

8.2.2. Mỗi cặp đấi loại gồm 2 đôi Pesilat, sau thi đấu sẽ chọn đôi Pesilat có điểm thi đấu cao hơn để thi đấu tiếp ở vòng sau. Vòng cuối cùng (vòng chung kết), các đôi Pesilat không phải phân cặp và ba đôi Pesilat có số điểm thi đấu đạt được cao nhất trong bảng xếp hạng sẽ là người thắng cuộc.

8.2.3. Số lượng các cặp đấu loại sẽ do Giám đốc Hội đồng kỹ thuật, Chủ tịch cuộc đấu và Ban trọng tài quyết định căn cứ theo số lượng đôi Pesilat tham gia.

8.2.4. Thủ tục tiến hành gắp thăm phân cặp được tiến hành tại cuộc họp kỹ thuật. 8.3. Thời gian quy định cho bài biểu diễn đối luyện tự chọn: Thời gian quy định cho bài đối luyện tự chọn là 3 phút.

8.4. Thủ tục tiến hành cuộc đấu:

8.4.1. Cuộc đấu được bắt đầu khi các giám định bước vào sàn đáu từ phía bên phải của Chủ tịch cuộc đấu, đọc lời tuyên thệ, báo cáo với Chủ tịch cuộc đấu và vào vị trí.

8.4.2. Các loại binh khí được sử dụng cho bài biểu diễn được đặt vào giá để binh khí biểu diễn của Ban tổ chức.

8.4.3. Hai Pesilat tham gia thi đấu bước vào thảm đấu từ phía bên trái của Chủ tịch cuộc đấu, đi theo tác phong, tư thế truyền thống của Pencak Silat vào trong trung tâm của thảm, chào Chủ tịch cuộc đấu và quay lại chào các giám định.

8.4.4. Trước khi cho phép hai Pesilat biểu diễn, Chủ tịch cuộc đấu sẽ giơ lá cờ vàng ra hiệu cho các trọng tài giám định, trọng tài thời gian và các thành viên khác của cuộc đấu để mọi người bắt đầu làm nhiệm vụ.

8.4.5. Sau khi có tiếng cồng của trọng tài thời gian hai Pesilat bắt đầu thực hiện bài thi của mình. Bài biểu diễn bắt đầu bằng động tác chào, rồi thực hiện các kỹ thuật đối luyện tay không, binh khí tự chọn. Khi hết thời gian biểu diễn quy định, trọng tài thời gian sẽ đánh một tiếng cồng.

8.4.6. Sau khi kết thúc bài biểu diễn, hai Pesilat trở về trung tâm của thảm đấu, chào các giám định và quay lại chào Chủ tịch cuộc đấu. Sau đó đi ra khỏi thảm theo tác phong, tư thế truyền thống của Pencak Silat.

8.4.7. Khoảng thời gian để các giám định chấm điểm cho bài thi là 30 giây.

8.4.8. Trọng tài thời gian sẽ giơ tấm bảng thông báo cho các giám định về thời gian biểu diễn thực tế của hai Pesilat.

8.4.9. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, các giám định về tập trung trước bàn của Chủ tịch cuộc đấu, chào và báo cáo hoàn thành nhiệm vụ. Sau đó các giám định rời thảm đấu về vị trí tập trung trọng tài theo phía bên trái Chủ tịch cuộc đấu.

8.4.10. Trọng tài liên lạc sẽ thu phiếu điểm của các giám định và nộp cho Ban trọng tài.

8.5. Luật thi đấu: 8.5.1. Nguyên tắc thi đấu:

8.5.1.1. Hai Pesilat tham gia thi đấu được phép biểu diễn sự phong phú và đa dạng của kỹ thuật tấn công, tự vệ bằng tay không, binh khí của của Pencak Silat thông qua bài đối luyện tự chọn. Khoảng thời gian quy định để thực hiện bài đối luyện tự chọn là 3 phút tính cho tất cả các phần đối luyện tay không và binh khí. Thời gian thi đấu của hai Pesilat được phép ít hơn, nhiều hơn thời gian quy định khoảng 10 giây (khoảng thời gian dung sai cho phép). Nếu đôi Pesilat nào có thời gian biểu diễn vượt quá khoảng thời gian dung sai cho phép thì sẽ bị trừ điểm.

8.5.1.2. Bài đối luyện tự chọn phải được biểu diễn theo từng loạt động tác (tổ hợp đòn), mỗi loạt động tác phải tuân thủ nguyên tắc sau: Mỗi loạt động tác là một tổ hợp các đòn thế kỹ thuật tấn công, tự vệ tay không hoặc binh khí được quy định trước giữa hai Pesilat và phải được thực hiện một cách rõ ràng, hợp lý, có hiệu quả, đẹp mắt và có sức mạnh. Các đòn thế có thể được thực hiện với tốc độ nhanh nhưng cũng có thể được thực hiện chậm để thể hiện rõ các kỹ thuật tay không, binh khí được sử dụng trong bài.

8.5.1.3. Các đòn thế đối luyện phải đảm bảo tính hợp lý, chặt chẽ có nghĩa là ở những động tác kỹ thuật tấn công, tự vệ tay không hay binh khí đòi hỏi phải có sự va chạm mang tính hợp lý của cơ thể (tay, chân, vai, đầu vv…) hoặc của binh khí trong các loạt đòn thuộc dạng gạt, đỡ, chặn, triệt, quật, ngã, đánh trúng, tỳ, bẻ khớp…

8.5.1.4. Các tổ hợp đòn thế trong bài biểu diễn của hai Pesilat phải đảm bảo tuân thủ trình tự kỹ thuật của tổ hợp đòn thế: từ các vị trí lập thế ban đầu, hai Pesilat di chuyển bằng những bộ pháp của Pesilat di chuyển bằng những bộ pháp của Pencak Silat, tiếp cận, biểu diễn một tổ hợp tấn công, tự vệ tay không và binh khí rồi sau đó lại di chuyển tránh né về vị trí lập thế ban đầu để bắt đầu thực hiện một tổ hợp mới theo trình tự giống tổ hợp trước.

8.5.1.5. Trong khi thi đấu biểu diễn các Pesilat không được phép la hét hay có những âm thanh nào khác.

8.5.1.6. Nếu trong khi thi đấu biểu diễn có Pesilat bị quên bài thì phần biểu diễn của hai Pesilat đó bị huỷ bỏ và sẽ không có điểm

8.5.2. Luật phạt

8.5.2.1. Luật phạt được áp dụng để trừ điểm khi Pesilat phạm phải các lỗi sau:

8.5.2.1.1. Vi phạm quy định về thời gian:

8.5.2.1.1.1. Trường hợp thời gian thực hiện bài biểu diễn chưa hết 3 phút:

8.5.2.1.1.1.1. Nếu thời gian thực hiện bài biểu diễn của hai Pesilat ít hơn thời gian quy định từ 11 đến 15 giây thì Pesilat đó bị trừ 10 điểm.

8.5.2.1.1.1.2. Nếu thời gian thực hiện bài biểu diễn của hai Pesilat ít hơn thời gian quy định từ 16 đến 30 giây thì Pesilat đó bị trừ 15 điểm.

8.5.1.1.1.3. Nếu thời gian thực hiện bài biểu diễn của hai Pesilat ít hơn thời gian quy định từ 30 giây trở lên thì Pesilat đó bị trừ 20 điểm.

8.5.2.1.1.2. Trường hợp thời gian thực hiện bài biểu diễn quá 3 phút:

8.5.2.1.1.2.1. Nếu thời gian thực hiện bài biểu diễn của hai Pesilat nhiều hơn thời gian quy định từ 11 đến 15 giây thì Pesilat đó bị trừ 10 điểm.

8.5.2.1.1.2.2. Nếu thời gian thực hiện bài biểu diễn của hai Pesilat nhiều hơn thời gian quy định từ 16 đến 30 giây thì Pesilat đó bị trừ 15 điểm.

8.5.2.1.1.2.3. Nếu thời gian thực hiện bài biểu diễn của hai Pesilat nhiều hơn thời gian quy định từ 30 giây trở lên thì Pesilat đó bị trừ 20 điểm.

8.5.2.1.2. Vi phạm tính hợp lý và chặt chẽ của đối luyện: Cứ mỗi lần hai Pesilat có một đòn đối luyện không đảm bảo tính hợp lý và chặt chẽ thì sẽ bị trừ 10 điểm.

8.5.2.1.3. Các vi phạm khác

8.5.2.1.3.1. Cứ mỗi lần Pesilat vượt qua giới hạn thảm thi đấu (hình vuông kích thước 10m x 10m) thì bị trừ 5 điểm.

8.5.2.1.3.2. Cứ mỗi lần Pesilat làm rơi, tuột binh khí không hợp lý hay không do yêu cầu của kỹ thuật thực hiện thì bị trừ 5 điểm.

8.5.2.1.3.3. Trong khi thi đấu biểu diễn, cứ mỗi lần Pesilat la hét hay có những âm thanh khác thì bị trừ 5 điểm.

8.5.2.1.3.4. Nếu Pesilat có trang phục và binh khí biểu diễn không tuân thủ chính xác mẫu quy định, thì Pesilat đó bị trừ 10 điểm.

8.5.2.2. Truất quyền:

8.5.2.2.1. Pesilat bị truất quyền thi đấu khi sau 3 lần gọi của ban tổ chức, Pesilat đó không có mặt để thực hiện bài thi.

8.5.2.2.2. Pesilat bị truất quuyền khi có trang phục và binh khí biểu diễn khác hẳn với quy định của nội dung thi đấu này.

8.6. Phương pháp tính điểm thi đấu:

8.6.1. Điểm kỹ thuật thi đấu: Điểm kỹ thuật thi đấu là tổng của ba loại điểm sau:

8.6.1.1. Điểm kỹ thuật là điểm chấm cho các kỹ thuật tấn công, tự vệ tay không và binh khí được sử dụng linh hoạt, hợp lý được liên kết, đan xen nhau chặt chẽ. Các kỹ thuật này bao gồm các kỹ thuật: đá, đấm, đỡ, gạt, tránh né, quật, lộn, bẻ khớp, cầm nã, khoá khống chế… Điểm kỹ thuật bao gồm các loại điểm sau:

8.6.1.1.1. Điểm kỹ thuật: điểm chấm cho sự phong phú và đa dạng của các loại kỹ thuật tấn công, tự vệ tay không và binh khí được thực hiện trong bài thi. Các giám định quan sát bài thi của hai Pesilat và cho điểm theo thang điểm 10 (từ 1 điểm đến 10 điểm)

8.6.1.1.2. Điểm kỹ năng sử dụng binh khí: điểm chấm cho kỹ năng sử dụng binh khí một cách thành thạo, thuần thục trong bài biểu diễn của hai Pesilat. Các giám định quan sát bài thi của hai Pesilat và cho điểm theo thang điểm 10 (từ 1 điểm đến 10 điểm)

8.6.1.1.3. Điểm lô gích: điểm chấm cho sự kết hơp các kỹ thuật tấn công, tự vệ tay không và binh khí thành các tổ hợp động tác có tính hợp lý trong bài biểu diễn của hai Pesilat. Các giám định quan sát bài thi của hai Pesilat và cho điểm theo thang điểm 10 (từ 1 điểm đến 10 điểm)

8.6.1.1.4. Điểm sáng tạo: điểm chấm cho sự sáng tạo trong thực hiện các kỹ thuật tấn công, tự vệ tay không và binh khí trong bài biểu diễn của hai Pesilat. Các giám định quan sát bài thi của hai Pesilat và cho điểm theo thang điểm 10 (từ 1 điểm đến 10 điểm)

8.6.1.1.5. Điểm trình tự kỹ thuật: điểm chấm cho sự đảm bảo trình tự kỹ thuật của các tổ hợp trong bài biểu diễn của hai Pesilat. Các giám định quan sát bài thi của hai Pesilat và cho điểm theo thang điểm 10 (từ 1 điểm đến 10 điểm). Điểm kỹ thuật của hai Pesilat được xác định bằng tổng điểm của 5 loại điểm nêu trên cộng thêm 50 điểm (khi hai Pesilat hoàn thành bài thi là coi như đã được 50 điểm). Như vậy, điểm kỹ thuật cho bài thi của hai Pesilat sẽ từ 55 đến 100 điểm.

8.6.1.2. Điểm biểu diễn: là điểm chấm cho bài biểu diễn của hai Pesilat, bao gồm các loại điều sau:

8.6.1.2.1. Điểm động tác: điểm chấm cho việc thực hiện kỹ thuật tấn công, tự vệ tay không và binh khí của hai Pesilat một cách rõ ràng, sắc nét. Các giám định quan sát bài thi của hai Pesilat và cho điểm theo thang điểm 10 (từ 1 điểm đến 10 điểm).

8.6.1.2.2. Điểm kết hợp: điểm chấm cho sự kết hợp, trao đổi các kỹ thuật tấn công, tự vệ tay không và binh khí của hai Pesilat một cách nhịp nhàng, ăn khớp chặt chẽ. Các giám định quan sát bài thi của hai Pesilat và cho điểm theo thang điểm 10 (từ 1 điểm đến 10 điểm)

8.6.1.2.3. Điểm dũng cảm: điểm chấm cho sự dũng cảm trong việc sử dụng các binh khí và thực hiện các kỹ thuật đối luyện binh khí và thực hiện các kỹ thuật đối luyện binh khí của hai Pesilat. Các giám định quan sát bài thi của hai Pesilat và cho điểm theo thang điểm 10 (từ 1 điểm đến 10 điểm)

8.6.1.2.4. Điểm sức mạnh: điểm chấm cho các động tác thực hiện có sức mạnh, các đòn đánh đều có lực, có biên độ và sức căng. Các giám định quan sát bài thi của hai Pesilat và cho điểm theo thang điểm 10 (từ 1 điểm đến 10 điểm)

8.6.1.2.5. Điểm thể lực: điểm chấm cho khả năng duy trì tốc độ, sức mạnh trong khi thi đấu của hai Pesilat (sức bền). Các giám định quan sát bài thi của Pesilat và chi điểm theo thang điểm 10 (từ 1 điểm đến 10 điểm) Điểm biểu diễn của hai Pesilat được xác định bằng tổng điểm của 5 loại điểm nêu trên cộng thêm 50 điểm (khi Pesilat hoàn thành bài thi là coi như đã được 50 điểm). Như vậy, điểm biểu diễn cho bài thi của hai Pesilat sẽ từ 55 đến 100 điểm.

8.6.1.3. Điểm biểu cảm: là điểm chấm cho sự biểu cảm trong bài biểu diễn của hai Pesilat bao gồm các loại điểm sau:

8.6.1.3.1. Điểm ấn tượng: điểm chấm cho ấn tượng trong bài biểu diễn của hai Pesilat. Ấn tượng trong biểu diễn của hai Pesilat: Ấn tượng được thể hiện qua những tình huống kịch tính, xung đột trong bài biểu diễn và việc xử lý sáng tạo các tình huống đó. Các giám định quan sát bài thi của hai Pesilat và căn cứ vào những tiêu chí sau để chấm điểm.

8.6.1.3.1.1. Điểm cho việc tạo ra các tình huống kịch tính Giám định cho điểm thang điểm 10 (từ 1 điểm đến 10 điểm)

8.6.1.3.1.2. Điểm cho việc xử lý các tình huống kịch tính Giám định cho điểm thang điểm 10 (từ 1 điểm đến 10 điểm)

8.6.1.3.1.3. Điểm cho việc thể hiện các tình huống kịch tính của hai Pesilat Giám định cho điểm thang điểm 10 (từ 1 điểm đến 10 điểm) Điểm ấn tượng cho bài biểu diễn của hai Pesilat được tính bằng tổng của ba loại điểm trên tức là điểm ấn tượng được chấm từ 3 đến 30 điểm.

8.6.1.3.2. Điểm tiết tấu: điểm chấm cho các kỹ thuật đối luyện có các tiết tấu rõ ràng, sắc nét, hài hoà với kỹ thuật và đảm bảo tính lô gích. Các giám định quan sát bài thi của hai Pesilat và căn cứ vào những tiêu chí sau để chấm điểm:

8.6.1.3.2.1. Điếm chấm cho tiết tấu rõ ràng, sắc nét Giám định cho điểm thang điểm 10 (từ 1 điểm đến 10 điểm)

8.6.1.3.2.2. Điểm chấm cho tiết tấu kết hợp hài hoà với kỹ thuật, đảm bảo tính lô gích Giám định cho điểm thang điểm 10 (từ 1 điểm đến 10 điểm) Điểm tiết tấu cho bài biểu diễn của hai Pesilat được tính bằng tổng của hai loại điểm trên tức là điểm tiết tấu được chấm từ 2 đến 20 điểm. Điểm biểu cảm được xác định bằng tổng điểm của 2 loại điểm nêu trên cộng thêm 50 điểm (khi Pesilat hoàn thành bài thi là coi như đã được 50 điểm). Như vậy điểm biểu cảm cho bài thi của hai Pesilat sẽ từ 55 đến 100 điểm.

8.6.2. Điểm phạt: Căn cứ vào các lỗi để trừ điểm như đã nêu trong tiểu mục 7.5.2.1.2 và 7.5.2.1.3, Pesilat phạm lỗi nào thì sẽ căn cứ vào thang điểm phạt quy định để trừ điểm. Điểm phạt: là tổng các điểm bị trừ theo các lỗi vi phạm của Pesilat.

8.6.3. Cách tính điểm Điểm thi đấu được tính bằng điểm kỹ thuật thi đấu (mục 8.6.1) trừ điểm phạt (mục 8.6.2).

8.7. Cách xác định người thắng cuộc:

8.7.1. Người thắng cuộc được xác định bằng tổng điểm thi đấu đã cho của ba trọng tài giám định. Ở vòng đấu loại, người thắng cuộc là người có tổng số điểm thi đấu cao nhất của cặp đấu loại. Ở vòng chung kết, ba đôi Pesilat có tổng số điểm thi đấu cao nhất trong bảng xếp hạng sẽ là người thắng cuộc.

8.7.2. Trong trường hợp có các đôi Pesilat có tổng điểm thi đấu bằng nhau thì đôi Pesilat nào có điểm phạt do vi phamh quy định về thời gian ít hơn đôi Pesilat đó sẽ thắng cuộc.

8.7.3. Nếu như điểm phạt do vi phạm quy định về thời gian của các đôi Pesilat bằng nhau, người thắng cuộc sẽ được xác định bằng cách gắp thăm. Thủ tục này sẽ do Chủ tịch cuộc đấu tiến hành với sự chứng kiến của Giám đốc Hội đồng kỹ thuật, Ban trọng tài và các Lãnh đội của các Pesilat.

8.7.4. Kết quả điểm thi đấu của các Pesilat tham gia sẽ được công bố sau khi kết thúc mỗi vòng thi đấu.

Điều 9. Luật thi đấu của bài biểu diễn quy định tập thể

9.1. Trang bị thi đấu:

9.1.1. Trang phục: Pesilat tham gia nội dung thi đấu biểu diễn bài quy định tập thể phải mặc trang phục thi đấu theo mẫu tiêu chuẩn đã được quy định của Pencak Silat có mầu đen và thắt đai màu trắng rộng 10cm. Phù hiệu của tổ chức Pencak Siat cấp quốc gia (hay cấp địa phương) được gắn trên ngực trái, tên quốc gia (hay tên đội) được in ở lưng áo (Hình 12 - Trang phục thi đấu quy định cho Regu)


Hình 12 - Trang phục thi đấu quy định cho Regu


9.1.2. Binh khí: không sử dụng

9.2. Các vòng thi đấu:

9.2.1. Nếu ở nội dung này có số lượng các đội tham gia từ 5 đội trở lên thì các đội phải gắp thăm chia cặp đấu loại.

9.2.2. Mỗi cặp đấu loại gồm 2 đội, sau thi đấu sẽ chọn đội có điểm thi đấu cao hơn để thi đấu tiếp ở vòng sau. Vòng cuối cùng (vòng chung kết) các đội không phải phân cặp và ba đội có số điểm thi đấu đạt được cao nhất trong bảng xếp hạng sẽ là người thắng cuộc.

9.2.3. Số lượng các cặp đấu loại sẽ do Giám đốc Hội đồng kỹ thuật, Chủ tịch các cuộc đấu và Ban trọng tài quyết định căn cứ theo số lượng đội tham gia.

9.2.4. Thủ tục tiến hành gắp thăm phân cặp được tiến hành tại cuộc họp kỹ thuật.

9.3. Thời gian quy định cho thi đấu biểu diễn bài quy định tập thể Thời gian quy định cho thi đấu biểu diễn bài quy định tập thể là 3 phút.

9.4. Thủ tục tiến hành cuộc đấu

9.4.1. Cuộc đấu bắt đầu khi các Giám định bước vào sàn đấu từ phía bên phải của Chủ tịch cuộc đấu, đọc lời tuyên thệ, báo cáo với Chủ tịch cuộc đấu và vào vị trí.

9.4.2. Các Pesilat tham gia thi đấu bước vào thảm đấu từ phía bên phải của Chủ tịch cuộc đấu, đi theo tác phong tư thế truyền thống của Pencak Silat vào trong trung tâm của thảm, chào Chủ tịch cuộc đấu và quay lại chào các giám định. Trước khi cho phép các Pesilat biểu diễn, Chủ tịch cuộc đấu sẽ giơ lá cờ vàng ra hiệu cho các giám định, trọng tài thời gian và các thành viên khác của cuộc đấu để mọi người bắt đầu làm nhiệm vụ.

9.4.3. Sau khi có tiếng cồng của trọng tài thời gian các Pesilat bắt đầu thực hiện bài thi của mình. Bài biểu diễn bắt đầu bằng động tác chào, rồi lần lượt thực hiện các juruss theo đúng thứ tự. Khi hết thời gian biểu diễn quy định, trọng tài thời gian sẽ đánh một tiếng cồng.

9.4.4. Sau khi kết thúc bài biểu diễn, các Pesilat trở về trung tâm của thảm đấu, chào các giám định và quay lại chào Chủ tịch cuộc đấu. Sau đó đi ra khỏi thảm theo tác phong tác phong, tư thế truyền thống của Pencak Silat.

9.4.5. Khoảng thời gian để các giám định chấm điểm cho bài thi là 30 giây.

9.4.6. Trọng tài thời gian sẽ giơ tấm bảng thông báo cho các giám định về thời gian biểu diễn thực tế của các Pesilat.

9.4.7. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, các giám định về tập trung trước bàn của Chủ tịch cuộc đấu, chào và báo cáo hoàn thành nhiệm vụ. Sau đó các giám định rời thảm đấu về vị trí tập trung trọng tài theo phía bên trái của Chủ tịch cuộc đấu.

9.4.8. Trọng tài liên lạc sẽ thu phiếu điểm của các giám định và nộp cho Ban trọng tài để tính tổng điểm.

9.5. Luật thi đấu:

9.5.1. Nguyên tắc thi đấu:

9.5.1.1. Ba Pesilat tham gia thi đấu sẽ được phép biểu diễn bài quy định tập thể trong khoảng thời gian quy định là 3 phút cho tất cả các jurus. Thời gian thi đấu của Pesilat được phép ít hơn, nhiều hơn thời gian quy định khoảng 10 giây (khoảng thời gian dung sai cho phép) Nếu đội nào có thời gian biểu diễn vượt quá khoảng thời gian dung sai cho phép thì sẽ bị trừ điểm.

9.5.1.2. Bài quy định tập thể phải được biểu diễn theo đúng thứ tự của các động tác, các jurus với sự chính xác, rõ ràng của từng động tá, của từng jurus, có nhịp điệu và sự biểu cảm trong bài quyền.

9.5.1.3. Trong khi thi đấu biểu diễn các Pesilat không được phép la hét hay có những âm thanh nào khác.

9.5.1.4. Nếu trong khi thi đấu biểu diễn, một trong ba Pesilat bị quên bài thì phần biểu diễn của đội đó bị hủy bỏ và sẽ không có điểm.

9.5.2. Luật phạt:

9.5.2.1. Luật phạt được áp dụng để trừ điểm khi các Pesilat phạm phải các lỗi sau:

9.5.2.1.1. Thực hiện sai động tác và sai jurus

9.5.2.1.1.1. Cứ 1 động tác thực hiện sai, ba Pesilat bị trừ một điểm.

Thực hiện sai động tác gồm hai dạng:

- Thực hiện sai kỹ thuật

- Sai thứ tự kỹ thuật

9.5.2.1.1.2. Cứ 1 động tác quên không thực hiện, ba Pesilat bị trừ 1 điểm.

9.5.2.1.1.3. Cứ 1 lần sai thứ tự của các jurus, ba Pesilat bị trừ 1 điểm

9.5.2.1.2. Vi phạm về quy định thời gian

9.5.2.1.2.1. Trường hợp thời gian thực hiện bài biểu diễn chưa hết 3 phút.

9.5.2.1.2.1.1. Nếu thời gian thực hiện bài biểu diễn của ba Pesilat ít hơn thời gian quy định từ 11 đến 15 giây thì ba Pesilat đó bị trừ 10 điểm.

9.5.2.1.2.1.2. Nếu thời gian thực hiện bài biểu diễn của ba Pesilat ít hơn thời gian quy định từ 16 đến 30 giây thì ba Pesilat đó bị trừ 15 điểm.

9.5.2.1.2.1.3. Nếu thời gian thực hiện bài biểu diễn của ba Pesilat ít hơn thời gian quy định từ 30 giây trở lên thì ba Pesilat đó bị trừ 30 điểm

9.5.2.1.2.2. Trường hợp thời gian thực hiện bài biểu diễn quá 3 phút.

9.5.2.1.2.2.1. Nếu thời gian thực hiện bài biểu diễn của ba Pesilat nhiều hơn thời gian quy định từ 11 đến 15 giây thì ba Pesilat đó bị trừ 10 điểm.

9.5.2.1.2.2.2. Nếu thời gian thực hiện bài biểu diễn của ba Pesilat nhiều hơn thời gian quy định từ 16 đến 30 giây thì ba Pesilat đó bị trừ 15 điểm.

9.5.1.2.2.3. Nếu thời gian thực hiện bài biểu diễn của ba Pesilat nhiều hơn thời gian quy định từ 30 giây trở lên thì ba Pesilat đó bị trừ 15 điểm.

9.5.2.1.3.1. Cứ mỗi lần có một Pesilat vượt qua giới hạn thảm thi đấu (hình vuông kích thước 10m x 10m), Pesilat bị trừ 5 điểm.

9.5.2.1.3.2. Trong khi thi đấu biểu diễn cứ mỗi lần Pesilat la hét hay có những âm thanh khác, Pesilat bị trừ 5 điểm 9.5.2.1.3.3. Nếu Pesilat có trang phục và binh khí biểu diễn không tuân thủ chính xác mẫu quy định, Pesilat đó bị trừ 10 điểm.

9.5.2.2. Truất quyền

9.5.2.2.1. Đội sẽ bị truất quyền thi đấu khi sau 3 lần gọi của ban tổ chức, ba Pesilat đó không có mặt hoặc không có mặt đầy đủ để thực hiện bài thi.

9.5.2.2.2. Đội sẽ bị truất quyền nếu thực hiện thiếu cả một jurus trong bài quy định.

9.5.2.2.3. Đội sẽ bị truất quyền khi có trang phục biểu diễn khác hẳn với quy định của nội dung thi đấu này. 9.6. Phương pháp tính điểm thi đấu:

9.6.1. Điểm kỹ thuật thi đấu: Điểm kỹ thuật thi đấu là tổng của hai loại điểm sau:

9.6.1.1. Điểm kỹ thuật là điểm chấm có độ chính xác của từng động tác, căn cứ vào các tiêu chí sau:

9.6.1.1.1. Sự chính xác trong từng động tác của từng jurus

9.6.1.1.2. Sự chính xác về thứ tự từng động tác.

9.6.1.1.3. Sự chính xác về thứ tự từng jurus Điểm kỹ thuật (điểm chính xác của từng động tác) được xác định bằng tổng điểm cho bài quyền quy định tập thể (96 điểm cho 96 động tác) trừ đi số điểm phạt do sai động tác và jurus (xác định theo tiểu mục 9.5.2.1.1)

9.6.1.2. Điểm biểu diễn là điểm chấm cho toàn bài biểu diễn bao gồm các loại điểm sau:

9.6.1.2.1. Điểm động tác điểm chấm cho các động tác được thực hiện rõ ràng, sắc nét. Các giám định quan sát bài thi của ba Pesilat và cho điểm theo thang điểm 10 (từ 1 điểm đến 10 điểm)

9.6.1.2.2. Điểm tiết tấu: điểm chấm cho các động tác có tiết tấu rõ ràng, sắc nét. Các giám định quan sát bài thi của ba Pesilat và cho điểm theo thang điểm 10 (từ 1 điểm đến 10 điểm)

9.6.1.2.3. Điểm biểu cảm điểm chấm cho các động tác có sắc thái biểu cảm mang tính chiến đấu cao. Các giám định quan sát bài thi của ba Pesilat và cho điểm theo thang điểm 10 (từ 1 điểm đến 10 điểm)

9.6.1.2.4. Điểm sức mạnh điểm chấm cho các động tác có sức mạnh, các đòn đánh có lực, có biên độ và sức căng. Các giám định quan sát bài thi của ba Pesilat và cho điểm theo thang điểm 10 (từ 1 điểm đến 10 điểm)

9.6.1.2.5. Điểm thể lực điểm chấm cho khả năng duy trì tốc độ sức mạnh trong thi đấu của ba.Pesilat (sức bền). Các giám định quan sát bài thi của ba Pesilat và cho điểm theo thang điểm 10 (từ 1 điểm đến 10 điểm) Điểm biểu diễn của ba Pesilat được xác định bằng tổng điểm của 5 loại điểm nêu trên cộng thêm 50 điểm (khi Pesilat hoàn thành bài thi là coi như đã được 50 điểm). Như vậy điểm biểu diễn cho bài thi của Pesilat sẽ từ 55 đến 100 điểm.

9.6.2. Điểm phạt: Căn cứ vào các lỗi để trừ điểm đã nêu trong phần 9.5.2.1.2 và 9.5.2.1.3 ba Pesilat bị phạm lỗi nào thì sẽ căn cứ vào thang điểm phạt quy định để trừ điểm. Điểm phạt là tổng các điểm bị trừ theo các lỗi vi phạm của Pesilat.

9.6.3. Cách tính điểm: Điểm thi đấu được tính bằng điểm kỹ thuật thi đấu (mục 9.6.1) trừ điểm phạt (mục 9.6.2)

9.7. Cách xác định người thắng cuộc:

9.7.1. Người thắng cuộc được xác định bằnh tổng điểm thi đấu đã cho của ba trọng tài giám định. Ở vòng đấu loại người thắng cuộc là người có tổng số điểm thi đấu cao nhất của cặp đấu loại. Ở vòng chung kết, ba đội có tổng số điểm thi đấu cao nhất trong bảng xếp hạng sẽ là người thắng cuộc.

9.7.2. Trong trường hợp có các đội có tổng điểm thi đấu bằng nhau thì đội nào có điểm phạt do vi phạm quy định về thời gian ít hơn đội đó thắng cuộc.

9.7.3. Nếu như điểm phạt do vi phạm quy định về thời gian của các đội bằng nhau, người thắng cuộc sẽ được xác định bằng cách gắp thăm. Thủ tục này sẽ do Chủ tịch cuộc đấu tiến hành với sự chứng kiến của Giám đốc Hội đồng kỹ thuật, Ban trọng tài và các Lãnh đội của các Pesilat.

9.7.4. Kết quả điểm thi đấu của các Pesilat tham gia sẽ được công bố sau khi kết thúc mỗi vòng thi đấu.

Điều 10. Thủ tục khiếu nại kết quả trận đấu Luật thi đấu Pencak Silat quốc tế cho phép khiếu nại kết quả trận đấu của tất cả các nội dung thi đấu và việc khiếu nại phải được thực hiện theo các trình tự sau:

10.1. Sau khi công bố kết quả thi đấu, nếu Trưởng đoàn có Pesilat tham gia trận đấu đó thấy rằng kết quả vừa được công bố không thoả đáng thì Trưởng đoàn được phép làm đơn khiếu nại trong khoảng thời gian 10 phút kể từ khi công bố kết quả, Trưởng đoàn muốn làm đơn khiếu nại phải gặp Thư ký cuộc đấu để lấy mẫu đơn khiếu nại. Trong khoảng 20 phút kể từ khi nhận được mẫu đơn, Trưởng đoàn phải điền xong mẫu đơn và nộp lại cho Thư ký cuộc đấu cùng với lệ phí khiếu nại. Trong đơn khiếu nại lý do khiếu nại phải được viết cụ thể, rõ ràng.

10.2. Trong khoảng thời gian 2 giờ kể từ khi Thư ký nhận được khiếu nại, quyết định về khiếu nại kết quả trận đấu ở mức độ đầu tiên sẽ do Chủ tịch cuộc đấu đưa ra cho Trưởng đoàn viết đơn khiếu nại sau khi đã xem xét, tham khảo ý kiến của Ban trọng tài về kết quả trận đấu bị khiếu nại. Quyết định này phải được đưa ra bằng văn bản.

10.3. Nếu như Trưởng đoàn viết đơn khiếu nại không đồng ý về quyết định ở mức độ đầu tiên, Trưởng đoàn được phép làm đơn khiếu nại lần hai. Đơn khiếu nại lần hai phải được nộp cho Thư ký cuộc đấu trong khoảng thời gian 20 phút kể từ lúc quyết định ở mức độ đầu tiên được đưa ra.

10.4. Ban thẩm tra bao gồm Giám đốc Hội đồng kỹ thuật, Chủ tịch cuộc đấu, Ban trọng tài sẽ xem xét lại kết quả trận đấu bị khiếu nại và trong khoảng thời gian 3 giờ kể từ khi Thư ký nhận được đơn khiếu nại kết quả trận đấu. Quyết định do Ban thẩm tra đua ra là quyết định cuối cùng.

10.5. Đơn khiếu nại kết quả trận đấu chỉ được xem xét khi việc khiếu nại thực hiện đúng theo các trình tự nói trên và phù hợp với tinh thần cao thượng cũng như tiêu chí của Pencak Silat.

10.6. Lệ phí khiếu nại tại các giải quốc tế là 200 USD cho mỗi làn khiếu nại. Còn ở các giải khác thì mức lệ phí do Ban tổ chức quy định. Lệ phí này được nộp lại cho Ban tổ chức.

Điều 11. Họp kỹ thuật trước giải

11.1. Họp kỹ thuật sẽ được tổ chức sau khi tiến hành khám kiểm tra sức khoẻ và cân kiểm tra các Pesilat tham dự giải.

11.2. Chủ tịch cuộc đấu sẽ phối hợp với Giám đốc Hội đồng kỹ thuật, các thành viên của Hội đồng kỹ thuật, Ban trọng tài và Trưởng ban tổ chức để điều hành cuộc họp kỹ thuật.

11.3. Thành viên tham dự cuộc họp kỹ thuật là các Trưởng đoàn, huấn luyện viên của các đoàn (đơn vị) tham gia.

11.4. Nội dung làm việc của cuộc họp kỹ thuật bao gồn các thông báo chung về giải thi đấu, các quy định kỹ thuật áp dụng cho giải và tiến hành gắp thăm phân cặp, chia vòng thi đấu.

11.5. Trong quá trình điều hành giải, khi cần thiết có thể tổ chức các cuộc họp kỹ thuật đột xuất với các thành phần tham gia giải.




TOP-RATING
GIAI TRI VIET
WELL COME
THAN LONG BANG
(\_/) (\_/) I...
(^_^)♥(^_^) Love
(") (") (") (") You


AmEngLishAjmVietnamese
Hãy sử dụng :Opera mini
để lướt web nhanh hơn
Thư Viện Thần Long
Liên kết Mạng :


GUESTBOOK||Liên Kết Wap||Bình chọn cho Wap||BBC Việt Nam||Tỉ giá chứng khoán||Test IQ
TIN TUC CAP NHAT
↑ lên ↑


U-ON
SEO : Bạn đến từ :
© Copyright Mr Ken